Hoằng Hóa nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao
Để nâng cao giá trị nuôi trồng thủy sản, thời gian gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Hoằng Hóa đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, đáp ứng yêu cầu nuôi trồng theo hướng ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái hướng tới phát triển bền vững hơn.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế vượt trội so với các hình thức nuôi truyền thống, ông Trương Văn Miên, xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa quyết định chuyển hướng đầu tư sang nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao. Với diện tích gần 2ha, ông đã cải tạo, đầu tư cơ sở hạ tầng và nuôi trong các bể lót bạt với quy trình tuần hoàn nước là khép kín và có ưu điểm vượt trội so với cách nuôi truyền thống lâu nay. Đặc biệt, để chăm sóc, bảo vệ tôm nuôi trước dịch bệnh, ngoài sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, gia đình ông Miên còn sử dụng men vi sinh để xử lý đáy ao, làm sạch nguồn nước, cải thiện môi trường ao nuôi, phòng ngừa các tác nhân gây bệnh. Được biết, với cách nuôi hướng công nghệ cao chi phí đầu tư rất lớn, nhưng tỷ lệ sống đạt cao, đảm bảo môi trường, an toàn dịch bệnh. Với hình thức nuôi này, lợi nhuận thu về mỗi năm đạt gần 200 triệu đồng.

Ông Trương Văn Miên, xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong quá trình nuôi, việc áp dụng khoa học kỹ thuật tôi thấy nó tăng năng suất, đầu tư lớn nhưng hiệu quả cao, trong thời gian tới tôi tiếp tục cải tạo lại để nâng cao sản lượng, tôm đảm bảo không dịch bệnh".
Để tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình đầu tư phát triển theo hướng nuôi công nghệ cao, xã Hoằng Phong huyện Hoằng Hóa xây dựng cơ sở hạ tầng, phối hợp với các phòng chuyên môn của huyện mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa cho các hộ nuôi. Hiện nay, toàn xã có hơn 300 ha nuôi trồng thủy sản với 180 hộ dân tham gia, trong đó có gần 20 ha diện tích nuôi theo hướng công nghệ cao được thiết kế ứng dụng nhiều giải pháp kỹ thuật mới như: lót nền ao nuôi, máy quạt nước, xây dựng hệ thống ao lắng cung cấp nước cho ao nuôi nhằm giảm thiểu tác động của môi trường. Với sự đầu tư bài bản, nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao đã đạt sản lượng khoảng 30 tấn/ha/vụ, doanh thu bình quân đạt hơn 1 tỷ đồng/ha/vụ.


Ông Trương Tiến Lên, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trương Tiến Lên, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Đối với địa phương việc nuôi trồng thủy sản thời gian qua các hộ đã mua sắm máy móc thiết bị, đặc biệt tại hợp tác xã thì các hộ đã thực hiện theo hình thức chuỗi giá trị".
Để nâng cao giá trị nuôi trồng thủy sản, huyện Hoằng Hóa đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật mới nên nhiều hộ đã mạnh dạn áp dụng nuôi theo hướng công nghệ cao. Theo các hộ nuôi, nếu như trước đây nuôi tôm theo hình thức quảng canh, xen canh, lợi nhuận chỉ đạt khoảng 50 - 70 triệu đồng/1 ha, thì giờ nuôi theo hướng công nghệ cao cho thu nhập tăng gấp 4 - 5 lần so với nuôi thâm canh thông thường. Đến thời điểm này huyện có 300 ha nuôi tôm theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tập trung tại các xã Hoằng Yến, Hoằng Lưu, Hoằng Châu, Hoằng Phong... Đồng thời huyện cũng triển khai, hướng dẫn các chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Thực hiện tốt công tác khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, định hướng phù hợp với từng hình thức, đối tượng con nuôi và của từng trang trại theo hướng quản lý an toàn sinh học, đảm bảo môi trường vùng nuôi để phát triển bền vững.


Bà Nguyễn Thị Lan, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Bà Nguyễn Thị Lan, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Đối với địa phương thì trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục khuyến khích các hộ và tạo mọi điều kiện để các hộ đầu tư, ứng dụng công nghệ mới trong nuôi công nghệ cao, vừa tăng sản lượng, hiệu quả và đảm bảo môi trường".

Ông Lê Bá Quyết, Phó phòng Nông nghiệp huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Bá Quyết, Phó phòng Nông nghiệp huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi tiếp tục tích tụ để các hộ có điều kiện mở rộng, đấu mối với các đơn vị cho các hộ vay vốn mở rộng, để việc nuôi trồng hiệu quả hơn".
Thời gian qua, huyện Hoằng Hóa đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao đạt giá trị kinh tế cao . Với mục tiêu đến năm 2025 có 25 ha thâm canh trong nhà màng, nhà lưới, nhưng hiện các hộ nuôi đã đầu tư phát triển được hơn 60 ha nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Để đạt được kết quả đó, UBND huyện Hoằng Hóa đã ban hành Đề án nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Phương hướng chung mà huyện xác định đó là tận dụng tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên và các nguồn lực, phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản bền vững gắn với du lịch sinh thái. Từ đó, làm cơ sở kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng như từng bước hình thành vùng nuôi theo chu trình sinh học bảo đảm phát triển bền vững.


60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 - 1/7
Cục Thuế vừa thông báo sẽ tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 đến 1/7/2025 để phục vụ việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.

Quý I/2025, người dân gửi thêm vào ngân hàng hơn 400.000 tỷ đồng
Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng tiền gửi đến cuối quý I đã xấp xỉ 15 triệu tỷ đồng, trong đó, huy động từ dân cư tiếp tục tăng mạnh.

Bảo đảm an toàn trong nuôi trồng thủy sản mùa nắng nóng
Hiện nay, thời tiết biến động thất thường, nắng nóng, mưa giông xen kẽ, làm cho các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm biến động lớn, sẽ làm giảm sức khỏe và khả năng chống lại dịch bệnh của thủy sản nuôi.

Xuất khẩu gạo: Tăng cường chất lượng để nâng cao vị thế
Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo, xuất khẩu gạo năm 2025 có thể chỉ đạt 7,5 triệu tấn, giảm so với mức kỷ lục hơn 9 triệu tấn năm 2024. Sản lượng gạo xuất khẩu có thể giảm, nhưng nếu tăng được lượng gạo ST24, ST25, gạo thơm chất lượng cao, thì ngoại tệ mang về vẫn tích cực.

Bán hàng online sẽ bị khấu trừ thuế ngay khi chốt đơn từ 1/7
Theo quy định tại Nghị định 117/2025 của Chính phủ, từ ngày 1/7, hộ và cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử sẽ bị khấu trừ và nộp thay thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân ngay tại thời điểm giao dịch thành công.

86% doanh nghiệp lo ngại về tác động của thuế quan từ Mỹ
Theo báo cáo "Chính sách thuế quan mới của Mỹ - Tác động và định hướng ứng phó cho doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam", có tới 86% doanh nghiệp bày tỏ mối quan ngại về những tác động tiêu cực từ các chính sách thuế quan của Mỹ đối với hoạt động kinh doanh.

Kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng 2025 tăng 2 con số
Số liệu vừa được Cục Hải quan công bố cho thấy, mặc dù trong tháng 6/2025 xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước giảm tốc, nhưng tính chung kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng 2025 vẫn tăng 2 con số.

Thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng cao so với cùng kỳ
Thông tin từ Bộ Tài chính, 5 tháng đầu năm nay đã thu 74.400 tỷ đồng tiền thuế từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số khác. Con số này tăng 55% so với cùng kỳ năm 2024.

Toàn tỉnh có 79 chuỗi liên kết tiêu thụ rau, quả an toàn
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 14.000 ha chuyên canh rau, quả an toàn ở các huyện Nông Cống, Quảng Xương, Như Thanh, Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, thành phố Thanh Hóa…. Qua đó, hình thành được 79 chuỗi liên kết, tiêu thụ rau, củ, quả an toàn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.