Hoằng Hoá phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP
(TTV) - Thời gian qua, việc sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGAP đã được huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh thực hiện . Đến nay, Hoằng Hóa đã xây dựng được 35 mô hình rau , củ, quả VietGap, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
![]() |
Trước kia khu đất trũng rộng gần 2 ha ở thôn Hạ Vũ 1, xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hoá bị bỏ hoang. Nhận thấy xu thế phát triển trang trại nông nghiệp an toàn mang lại giá trị kinh tế cao, đầu năm 2018 gia đình anh Lê Ngọc Nam đã mạnh dạn thuê lại, tập trung san lấp mặt bằng, xây dựng và lắp đặt hệ thống nhà lưới, nhà màng với diện tích 3.500m2.
![]() |
Ban đầu gia đình anh Nam chỉ trồng các loại rau sạch đạt chuẩn Vietgap, sau đó tiếp tục đưa thêm cây dưa Kim Hoàng Hậu vào trồng. Những năm qua, toàn bộ các diện tích cây trồng của gia đình đều có đầu ra và thu nhập ổn định. Anh Lê Ngọc Nam, thôn Hạ Vũ 1, xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết việc áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ mamg lại giá trị cao, vừa bảo vệ sức khoẻ người sản xuất vừa bảo vệ người tiêu dùng.
![]() |
Thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa cho biết, toàn huyện đã có 7 ha nhà màng, 8 ha nhà lưới, 75 ha sản xuất rau, củ, quả đã áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó nhiều chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau quả có liên kết đã được hình thành. Với sự hỗ trợ tích cực từ phía chính quyền, mỗi ha trồng trọt theo hướng Vietgap được hỗ trợ từ 10 đến 15 triệu đồng, Hoằng Hoá đã hình thành được 3 vùng sản xuất tập trung, có quy mô từ 300 đến 350 ha. Hiệu quả kinh tế đối với diện tích sản xuất trồng trọt quy mô lớn, đạt chứng nhận VietGAP đều cao hơn so với sản xuất thông thường từ 1,5 đến 2 lần.
Ông Lê Ngọc Hạnh, Chủ tịch UBND xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: xã đã quan tâm và có nhiều chính sách như tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các thôn tham gia tích tụ ruộng đất, hỗ trợ các hộ nhân rộng mô hình nông nghiệp Vietgap, việc nhân rộng sẽ không chỉ mang lại giá trị cao mà còn góp phần thay đổi tư duy canh tác, sản xuất. Ông Lê Trọng Hoà, Phó trưởng phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hoá, tinh Thanh Hoá cho biết thêm: Nhận thấy giá trị của các mô hình sản xuất VietGap thời gian qua huyện đã có nhiều chính sách, cơ chế, thời gian tới chúng tôi sẽ tham mưu cho huyện tập trung kêu gọi thu hút doanh nghiệp, tạo thành phong trào mạnh và nhân rộng nhiều mô hình trên địa bàn huyện.
![]() |
Hoằng Hoá phấn đấu đến năm 2025, diện tích sản xuất nông nghiệp quy mô lớn của huyện sẽ đạt 1.250 ha, diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao đạt 880 ha, diện tích sản xuất được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, hoặc tương đương 200 ha.
![]() |
Để đạt đươc mục tiêu đó, huyện sẽ tập trung quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với đất đai; từng bước đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, nhất là phát triển các vùng trồng trọt để khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất và mở rộng các mô hình sản xuất hiệu quả.
Thanh Hường – Xuân Tuấn/Bản tin Thanh Hóa ngày mới 24.4
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phát triển mô hình dược liệu tại huyện Thường Xuân
Huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân - Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy phát triển mô hình sản xuất dược liệu tại thôn Sơn Minh, xã Luận Thành.

Gần 224 nghìn tỉ đồng cho vay phát triển kinh tế
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hoá có 115 tổ chức tín dụng đang hoạt động, với 181 phòng giao dịch. Tính đến hết tháng 3/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt gần 224 nghìn tỉ đồng, tăng 1,25% so với cuối năm 2024.

Quý 1 năm 2025, Thanh Hóa giải ngân vốn đầu tư công cao hơn bình quân chung cả nước
Đến hết quý 1 năm nay, Thanh Hóa đã giải ngân hơn 2.400 đồng vốn đầu tư công, bằng 16,9% kế hoạch vốn được giao, cao hơn 0,9% so với cùng kỳ năm 2024 và cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước. Năm 2025, Thanh Hóa được giao kế hoạch vốn đầu tư công trên 14.200 tỷ đồng.

Siết chặt nguyên liệu làm hàng xuất khẩu
Trước tình hình thương mại quốc tế diễn biến nhanh chóng, khó lường, Bộ Công thương vừa có văn bản gửi các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, đề nghị phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước để kịp thời nắm bắt thông tin, động thái thị trường nhằm chủ động phương án sản xuất và xuất khẩu.

Trong 3 tháng đầu năm 2025, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD
Đến hết tháng 3 năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD, tăng trên 34% so với cùng kỳ năm 2024.

Tận dụng tốt thương mại điện tử xuyên biên giới để xuất khẩu
Bộ Công Thương cho biết, thương mại điện tử xuyên biên giới chiếm từ 20 đến 22% giá trị thương mại điện tử toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng gấp 2,3 lần so với thương mại điện tử thông thường. Đây là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất Việt Nam đang sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, sản phẩm đa dạng và chính sách hỗ trợ ngày càng cởi mở.

Lãi suất huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại tiếp tục giảm
Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động để có điều kiện kéo lãi suất cho vay xuống mức thấp hơn.

Gần 28.000 lượt tàu biển cập cảng Thanh Hóa trong giai đoạn 2020 – 2024
Với những chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng, hệ thống cảng biển Thanh Hóa đã ngày một hoàn thiện. Chỉ tính riêng giai đoạn 2020 – 2024, đã có gần 28.000 lượt tàu biển cập cảng với tổng sản lượng hàng hóa thông qua đạt gần 230 triệu tấn. Riêng năm 2024, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Thanh Hóa đạt trên 56 triệu tấn, vượt xa các dự báo trong quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ.

Thanh Hóa: 95% các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản đáp ứng quy định an toàn thực phẩm
Thanh Hóa hiện có hơn 2.100 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, 53 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng như Vietgap, ISO22000, GMP… Theo đánh giá của cơ quan chức năng, 95% các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng được các quy định về an toàn thực phẩm.

Thanh Hóa có tổng đàn lợn đạt 1,3 triệu con
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, hiện nay, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh đạt 1,3 triệu con, với 588 trang trại và hơn 88.000 hộ chăn nuôi, sản lượng thịt hơi hàng năm khoảng 185.000 tấn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.