Hoằng Hóa tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển
Xác định tầm quan trọng của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương, những năm qua, huyện Hoằng Hóa luôn quan tâm, tạo điều kiện, đồng hành để các doanh nghiệp phát triển.
Từ một cơ sở sản xuất nước mắm quy mô nhỏ, năm 2023, công ty TNHH thực phẩm và thương mại dịch vụ Lê Gia đã được huyện Hoằng Hóa tạo điều kiện quy hoạch hơn 1 ha diện tích ở một khu đất mới, đảm bảo đủ diện tích để công ty đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa. Có sự "trợ lực" từ chính quyền địa phương, Công ty TNHH thực phẩm và thương mại dịch vụ Lê Gia, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa đã tập trung đổi mới công nghệ, thay đổi phương pháp muối mắm truyền thống, nâng cao năng suất chất lượng, sức cạnh tranh trên thị trường. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu được chọn lọc kỹ, lên men tự nhiên trong thùng gỗ, khiến mắm có mùi thơm dịu tự nhiên. Bên cạnh đó, Công ty đã sử dụng mã tem, mã vạch trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm để người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Nhờ đó, sản phẩm mắm của công ty Lê Gia không chỉ có mặt tại các siêu thị lớn ở trong và ngoài tỉnh mà còn xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kong, Đài Loan. Hiện Công ty có gần 50 nhóm sản phẩm, trong đó có mắm tôm, mắm tép đạt sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia; nước mắm đạt OCOP 4 sao. Trung bình hàng năm, Công ty có khả năng cung cấp ra thị trường khoảng hơn 2 triệu lít nước mắm, 500 tấn mắm tôm, mắm tép…
Ông Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi rất xúc động là từ quy hoạch sử dụng đất, xây dựng nhà máy này, lãnh đạo huyện khi đó có chia sẻ với chúng tôi đại ý rằng nếu khu đất này mà đi đấu giá làm đất ở thì nhà nước có thể thu tiền ngay nhưng mà cho Lê Gia thuê thì nhà nước có thể thu thuế nhiều đời, hàng trăm năm, đấy là tư duy mà chúng tôi thấy thể hiện rõ nét nhất cho chính sách kiến tạo phát triển của huyện và từ những doanh nghiệp sản xuất như chúng tôi sẽ lan toả chuỗi giá trị sản xuất".
Là công ty có vốn đầu tư nước ngoài đóng chân tại cụm công nghiệp Bắc Hoằng Hóa, được sự tạo điều kiện của huyện Hoằng Hóa về đất đai để xây dựng nhà xưởng, các thủ thục pháp lý và công tác tuyển lao động, Công ty Sakurai Việt Nam đã đi vào sản xuất giai đoạn 1, giai đoạn 2 với quy mô 500 công nhân chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Năm 2024, công ty dự kiến sẽ hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động giai đoạn 3 của nhà máy và tạo việc làm cho khoảng 700 lao động tại địa phương.
Ông Kimura Masanori, Trợ lý Phó Tổng giám đốc Công ty Sakurai Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Công ty của chúng tôi trụ sở chính là ở Khu công nghiệp Lễ Môn với quy mô 12 nghìn lao động. Chúng tôi có nhiều đơn hàng xuất khẩu và Cụm Công nghiệp Bắc Hoằng Hóa là điểm lý tưởng để chúng tôi xây dựng cơ sở 2, ở đây có vị trí giao thông thuận tiện, hạ tầng tốt, nhân lực dồi dào và đặc biệt là chính quyền địa phương luôn quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp về mọi mặt, nhất là thủ tục hành chính và thông tin tuyển dụng. Đây là điều kiện để chúng tôi tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và đưa công ty phát triển vững mạnh".
Trên địa bàn huyện Hoằng Hóa hiện có gần 1.200 doanh nghiệp. Theo chia sẻ của các doanh nghiệp, trong suốt quá trình từ khi thành lập đến mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương từ khâu: tư vấn chính sách của tỉnh, giải quyết kịp thời hồ sơ, thủ tục theo thẩm quyền, hỗ trợ doanh nghiệp thu hút lao động, cùng doanh nghiệp giải quyết vướng mắc trong quá trình đầu tư...
Hoàng Khắc Nam, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Tuấn Linh, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong quá trình thực hiện các dự án, vấn đề thủ tục, giái phóng mặt bằng được chính quyền địa phương rất hỗ trợ để công ty thi công tốt nhất".
Nguyễn Tiến Đức, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thực tế thì các đồng chí lãnh đạo mà đặc biệt là các đồng chủ tịch UBND huyện đã biết lắng nghe tiếng nói của người dân doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có phát triển, giải quyết thủ tục hành chính nhanh nhất như môi trường đầu tư, đất đai".
Cùng với sự đồng hành cùng các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, huyện Hoằng Hóa cũng quan tâm, chú trọng đến việc hỗ trợ các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tạo điều kiện để các hộ kinh doanh phát triển lên doanh nghiệp. Nhờ đó mà 7 tháng năm 2024, huyện Hoằng Hóa thành lập mới được 81 doanh nghiệp, đạt 70,4%.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Hàng tháng, huyện tổ chức các hội nghị lấy ý kiến, chia sẻ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp. Những vấn đề nào giải quyết được thì chúng tôi giải quyết, vấn đề nào quá thẩm quyền thì chúng tôi gửi về tỉnh để kịp thờ xem xét. Chúng tôi luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp khởi nghiệ và phát triển. Nhờ đó mà các doanh nghiệp trên địa bàn huyện yên tâm, ổn định sản xuất".
Thời gian tới, huyện Hoằng Hóa tiếp tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế, chính ách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triên theo hướng nhanh và bền vững.
Thanh Hóa: Tổng giá trị xuất khẩu tháng 8 ước đạt 565,1 triệu USD
Thông tin từ Sở công thương tỉnh Thanh Hóa cho biết :Trong tháng 8, tổng giá trị xuất khẩu tháng 8 ước đạt 565,1 triệu USD, tăng 2,4% so tháng trước và tăng 26,8% so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng liên tục kể từ tháng 2 năm nay
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ tháng 2 đến nay, giá tôm chân trắng xuất khẩu sang Mỹ liên tục tăng, từ mức 9,6 USD/kg lên 10,2 USD/kg.
Hiệu quả các chương trình, dự án của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại huyện Như Xuân
Trong những năm qua, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam đã đồng hành cùng huyện Như Xuân triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án thiết thực, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội cho các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng còn nhiều khó khăn trên địa bàn huyện.
Doanh nghiệp vượt khó giữ vững thị trường
Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung còn nhiều yếu tố bất lợi, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp đã chủ động trong sản xuất kinh doanh, giữ vững thị trường.
Doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh trên thị trường
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phục vụ người tiêu dùng được tốt hơn, tạo sự cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
8 tháng năm 2024: Cả nước xuất khẩu gạo đạt gần 4 tỷ USD
Trong 8 tháng năm 2024, cả nước đã xuất khẩu gạo đạt gần 4 tỷ USD, tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 6 triệu tấn, tăng gần 6%. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với đà tăng nhập khẩu của các đối tác, xuất khẩu gạo của Việt Nam kỳ vọng cán mốc khoảng 8 triệu tấn trong năm nay, thu về hơn 5 tỷ USD.
Giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội còn chậm
Bộ Xây dựng cho biết, đến nay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội mới giải ngân được trên 1.300 tỷ đồng, trong đó hơn 1.250 tỷ đồng cho các chủ đầu tư vay, gần 50 tỷ đồng cho người mua nhà vay.
Nông dân huyện Thọ Xuân khẩn trương gặt lúa mùa tránh bão
Để chủ động ứng phó với diễn biến của cơn bão số 3 và mưa lớn trong những ngày tới, huyện Thọ Xuân đã rà soát, kiểm tra phương tiện vật tư, sẵn sàng xử lý khi có tình huống xảy ra. Đồng thời, huy động nhân lực, phương tiện khẩn trương thu hoạch diện tích lúa mùa đã chín.
Thanh Hóa thu hoạch gần 24.000 ha lúa mùa
Theo báo cáo nhanh của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, để chủ động ứng phó với bão số 3, tính đến 8h30 ngày 06/9, toàn tỉnh đã thu hoạch được gần 24 nghìn ha lúa mùa.
Xuất khẩu sắt thép có tín hiệu tích cực tại các thị trường
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu sắt thép đang có tín hiệu tích cực, với dự kiến mức tiêu thụ thép tăng 6,4% đạt gần 21,6 triệu tấn. Bên cạnh đó, xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm sẽ tăng 12%, lên gần 13 triệu tấn trong năm nay.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.