Học sinh gặp khó sau khi xã ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn
Thời gian qua, nhiều xã khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thanh Hoá đã ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn. Vì thế mọi chính sách hỗ trợ cho học sinh khu vực này cũng không còn. Khó khăn trong sự học ở vùng cao cũng vì thế mà càng gian nan, chồng chất hơn.
Khu nhà ở bán trú của Trường PT dân tộc bán trú THCS Trung Hạ, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá vừa được đưa vào hoạt động chưa lâu, nay phải đóng cửa… Khu nhà ăn bán trú cũng bị bỏ không… Nguyên nhân là do từ giữa năm 2021, xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn không còn nằm trong danh sách xã đặc biệt khó khăn. Học sinh không còn được hỗ trợ tiền ăn, ở bán trú đẫn đến hình thức bán trú của nhà trường phải dừng hoạt động, toàn bộ cơ sở vật chất, hạ tầng đã đầu tư lại trở thành lãng phí. Dự kiến sắp tới trường PT dân tộc bán trú THCS Trung Hạ cũng chuyển đổi thành trường THCS không bao gồm bán trú.
Ông Phạm Ngọc Thành, Hiệu trưởng trường PT dân tộc bán trú THCS Trung Hạ cho biết: "Đối tượng học sinh bán trú là đối tượng học sinh không thể đi và trở về nhà trong ngày. Nhưng hiện nay các em không được hưởng chế độ bán trú do đó tỷ lệ học sinh đi học muộn, lác đác một số học sinh bỏ học, ảnh hưởng tới việc duy trì sĩ số của nhà trường. Chúng tôi đã tuyên truyền thực hiện bán trú chế độ dân nuôi nhưng không thực hiện được nên không thực hiện được bán trú."
Không có tiền đóng bán trú, bắt buộc học sinh sau giờ tan học phải về nhà ăn cơm trưa. Có những học sinh phải vượt quãng đường 4 – 5km đèo dốc, sông suối… để về nhà. Và có những học sinh, phải bỏ buổi học chiều do không kịp tới lớp.
Em Vi Hà Ánh, Học sinh lớp 7A, trường PT dân tộc bán trú THCS Trung Hạ, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Ngày trước cháu ở bán trú, được thầy cô hỗ trợ thuận tiện hơn. Nhưng nhà cháu không có đủ điều kiện nên sau mỗi buổi học cháu phải tự đạp xe về nhà. Nhà cháu cách trường 5km mà nguy hiểm, nên cháu cũng tính nghỉ học."
Không chỉ học sinh, các giáo viên đứng lớp ở những xã đã ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn cũng không còn chính sách hỗ trợ. Nhiều người trong số họ là những giáo viên cắm bản, nhà ở dưới xuôi lên hoặc nhà cách trường cũng vài chục cây số. Với những thầy cô giáo dạy ở vùng cao này, khó khăn lại chồng chất khó khăn.
Cô Cao Ngọc Dung, Giáo viên trường THCS Phú Thanh, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Trước đây xã được hưởng vùng nên lương của thầy cô được hỗ trợ phần nào. Từ khi cắt, lương của giáo viên cũng bị cắt giảm theo. Một giáo viên mới ra trường như em lương bị giảm đi, gặp rất nhiều khó khăn."
Theo Quyết định 861 ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Thanh Hoá có hàng nghìn học sinh không còn được hưởng chế độ của vùng đặc biệt khó khăn. Nguy cơ học sinh ở các vùng sâu vùng xa, học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo bỏ học là rất cao. Trước thực trạng đó, các nhà trường đã làm gì để duy trì sự học nơi vùng cao? Phóng viên Đài Phát thanh – Truyền hình Thanh Hoá sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Thành phố Thanh Hóa khí thế bước vào năm học đổi mới, sáng tạo
Năm học mới 2024 – 2025 đã bắt đầu. Với mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng giáo dục phổ thông cũng như mũi nhọn, giữ vững thành tích tốp đầu của tỉnh về chất lượng giáo dục, các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đang bước vào năm học mới với khí thế rất sôi nổi.
Thanh Hóa: Triển khai đồng bộ mô hình “Trường học an toàn giao thông” tại 27 huyện, thị, thành phố
Nhằm thực hiện mục tiêu “An toàn giao thông cho học sinh khi đến trường”, trong năm học 2024 – 2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ triển khai xây dựng mô hình “Trường học an toàn giao thông” đồng bộ tại 27/27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Trong đó, mỗi đơn vị cấp huyện, cấp xã sẽ lựa chọn xây dựng tối thiểu 1 mô hình để tổ chức chỉ đạo điểm.
Phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa thực hiện hiệu quả mô hình "Cổng trường an toàn giao thông"
Mặc dù mới được triển khai từ đầu năm học mới, thế nhưng mô hình "Trường học an toàn giao thông" tại phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Không những cải thiện được tình trạng ùn tắc mỗi giờ tan tầm mà còn góp phần nâng cao ý thức phụ huynh cùng học sinh khi đến trường.
Đảm bảo các điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh từ đầu năm học
Ngay từ đầu năm học 2024 – 2025, hầu hết các nhà trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã kịp thời tổ chức bán trú cho học sinh, đáp ứng nhu cầu của đa số phụ huynh. Để đảm bảo được các điều kiện tổ chức bán trú, các nhà trường đã triển khai kế hoạch từ trước khi bước vào năm học.
Ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn do mưa lũ
Ngày 10/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công điện gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố về việc chỉ đạo khắc phục sau bão số 3 (Yagi). Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở trực thuộc kiểm tra các cơ sở giáo dục gần sông suối, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn.
Khẩn trương khắc phục thiệt hại do mưa lũ tại các điểm trường ở Lang Chánh
Ngay khi vừa bước vào năm học mới thì 2 điểm lẻ của trường Mầm non Tân Phúc, huyện Lang Chánh đã bị thiệt hại do mưa lũ. Trong khi chờ những thiệt hại được khắc phục, các hoạt động của nhà trường vẫn phải tiếp diễn.
Trường Đại học Hồng Đức khánh thành Trung tâm Giáo dục biến đổi khí hậu
Sáng 10/9, trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức lễ khánh thành Trung tâm Giáo dục biến đổi khí hậu, thuộc Dự án hợp phần số 01 “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của trẻ em và cộng đồng thông qua giáo dục về biến đổi khí hậu tại Trường Đại học Hồng Đức”.
Trường Đại học Hồng Đức chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực số
Trong định hướng phát triển, trường Đại học Hồng Đức xác định đầu tư xây dựng các nền tảng, hạ tầng, thiết bị công nghệ hiện đại để đào tạo nguồn nhân lực số là nhiệm vụ quan trọng, phù hợp với xu thế thời đại. Thực tiễn cho thấy, nguồn nhân lực số mà nhà trường cung cấp đã và đang đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước.
Thanh Hóa sẵn sàng cho năm học mới
Chỉ còn ít ngày nữa là diễn ra lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Để chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới, đến thời điểm này, tại các trường học trên địa bàn tỉnh, công tác chỉnh trang khuôn viên trường lớp, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đã hoàn tất. Đảm bảo điều kiện tốt nhất, chào đón các em học sinh bước vào năm học 2024-2025 với quyết tâm cao.
Doanh nghiệp đồng hành cùng phong trào khuyến học, khuyến tài
Những năm qua, bên cạnh việc sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đã chú trọng thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài, chung tay cùng với chính quyền địa phương xây dựng xã hội học tập, chăm lo, giúp đỡ học sinh, sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.