Hợp tác xã khó tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh
Khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã đã và đang tham gia tích cực vào việc phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho hàng vạn lao động. Tuy nhiên khu vực kinh tế này đang “loay hoay” giải bài toán khó về thiếu vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Trong năm 2022, toàn tỉnh mới có 16 hợp tác xã tiếp cận được với nguốn vốn vay của các ngân hàng tín dụng với tổng dư nợ đạt 73,5 tỉ đồng.
Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Thọ Thanh, xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân đầu tư xây dựng trên 30 nghìn m2 nhà lưới với tổng giá trị trên 9 tỉ đồng để phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Hiện hợp tác xã rất khó tiếp cận với nguồn vốn vay tín dụng vì đất đang sở hữu là đất thuê nên không thể thế chấp ngân hàng. Các thành viên hợp tác xã phải thế chấp tài sản cá nhân với thời hạn vay ngắn và lãi suất cao để tiếp tục đầu tư sản xuất.
Tính đến ngày 15/5/2023, toàn tỉnh có 1.306 hợp tác xã đang hoạt động. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa, trong năm 2022 chỉ có 16 khách hàng là thành viên hợp tác xã vay vốn của các tổ chức tín dụng ngân hàng, với tổng doanh số cho vay lũy kế từ đầu năm đến hết năm là 150 tỉ đồng, tổng dư nợ đạt 73,5 tỉ đồng.
Năm 2022, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã thuộc Liên mình hợp tác xã Thanh Hóa cũng chỉ cho vay đối với 57 dự án, phương án sản xuất kinh doanh của các hợp tác, tổng nguồn vốn là 17,28 tỉ đồng. Theo phân tích, sở dĩ các Hợp tác xã khó tiếp cận vốn tín dụng là do vốn điều lệ thấp, tài sản có giá trị lớn nhất là đất thì chủ yếu do nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất nên không thể sử dụng làm tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, nhiều hợp tác xã chưa xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả, sổ sách kế toán không rõ ràng nên các ngân hàng không thể cho vay vì e ngại rủi ro.
Ông Tống Văn Ánh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa
Để tiếp cận nguồn vốn và thụ hưởng các chính sách về tín dụng, bản thân các hợp tác xã phải cơ cấu lại hoạt động, nâng cao trình độ quản lý, năng lực sản xuất, kinh doanh; lành mạnh hóa tình hình tài chính và xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, hiệu quả... Cùng với đó, Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa cần tăng cường chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên cho vay nông nghiệp, nông thôn nói chung và hợp tác xã nói riêng theo đúng chủ trương, định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá mở rộng thị trường xuất khẩu
Nhờ sức mua của nhiều thị trường tăng cao trở lại, cùng với nỗ lực tìm kiếm, kết nối khách hàng mới của các doanh nghiệp nên đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký kết được các đơn hàng sản xuất đến quý 1, quý 2/2025. Đây là tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu tăng trưởng mới của ngành dệt may trong năm 2025.
Bộ Tài chính bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 78 bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 60% kế hoạch
Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Sầm Sơn phổ biến Luật Đất đai năm 2024
UBND thành phố Sầm Sơn vừa tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố.
Khai trương trụ sở mới LPBank Chi nhánh Thanh Hóa
Ngân hàng thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam (LPBank) Chi nhánh Thanh Hóa vừa khai trương và đi vào hoạt động trụ sở mới tại 280 Trần Phú, thành phố Thanh Hóa.
Việt Nam chi hơn 3,1 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến giữa tháng 11 năm nay, nước ta đã chi trên 3,1 tỷ USD để nhập khẩu ô tô.
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
Đã có khoảng 13 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi từ đầu tháng 11 đến nay. Mức tăng từ 0,1% đến 0,7%/năm theo từng kỳ hạn.
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng mạnh
Doanh nghiệp ngành dệt may, da giày đang tăng tốc nhập nguyên phụ liệu để phục vụ các đơn hàng xuất khẩu.
Xuất nhập khẩu 11 tháng bằng cả năm 2023
Tính đến giữa tháng 11 năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đã đạt hơn 680 tỷ USD. Kết quả này đã bằng hoạt động xuất nhập khẩu cả năm 2023.
Năm 2024 tỉnh Thanh Hoá thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ
Dự kiến năm 2024, tỉnh Thanh Hoá thu ngân sách đạt trên 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán, tăng 25,9% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay. Với kết quả này, tỉnh Thanh Hoá đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.