Huyện Cẩm Thủy bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
Một trong những thành công của huyện Cẩm Thủy trong những năm qua là việc khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Việc bảo tồn đa dạng các giá trị văn hóa truyền thống không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho người dân mà giúp Cẩm Thủy phát triển du lịch.
Ra đời cách đây 5 năm, Câu lạc bộ Cồng chiêng thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương đã tập hợp, thu hút được trên 40 thành viên tham gia. Ngoài việc phục dựng được các tiết mục diễn xướng dân gian để tham gia các lễ hội, câu lạc bộ còn thường xuyên biểu diễn để phục vụ khách du lịch đến thăm quan khu du lịch suối cá Cẩm Lương.

Chị Phạm Thị Huyền, Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn nghệ cồng chiêng thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Chị Phạm Thị Huyền, Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn nghệ cồng chiêng thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy chia sẻ: "Chị em trong câu lạc bộ tranh thủ buổi tối để tập luyện, trước hết là để phục vụ cho thôn bản, các lễ hộ và biểu diễn phục vụ du khách tham quan suối cá, tuy thu nhập không cao nhưng cũng góp thêm một phần để chị em cải thiện cuộc sống."
Xã Cẩm Lương có Khu du lịch suối cá Cẩm Lương - một trong những khu du lịch thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Tranh thủ nguồn dự án của ngành văn hóa tỉnh, đến nay Cẩm Lương đã phục dựng hàng chục ngôi nhà sản truyền thống, 4 lễ tục, lễ hội văn hóa của dân tộc Mường và thành lập được 10 câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao để gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Ông Trương Văn Tính, Phó chủ tịch UBND xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trương Văn Tính, Phó chủ tịch UBND xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết, việc phát huy các Câu lạc bộ giúp du khách đến tham quan có thêm những trải nghiệm khi được thưởng thức các tiết mục biểu diễn của Câu lạc bộ. Tháng đầu năm theo đánh giá thống kê của đơn vị quản lý Khu du lịch suối cá đã có hơn 70 nghìn lượt khách tham quan khu du lịch.
Đến nay, huyện Cẩm Thủy đã khôi phục, bảo tồn và phát triển được nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc như: Lễ hội Nàng Nga - Hai Mối, lễ hội Khai hạ, lễ hội đền Rồng, mo Mường, Séc bùa, hát Ru, hát Xường của dân tộc Mường; lễ cấp sắc, Múa rùa, Tết nhảy của dân tộc Dao...

Huyện cũng có 360 câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, tham gia thực hành biểu diễn các trò diễn dân gian truyền thống phục cụ các hoạt động tín ngưỡng và du lịch.

Ông Vũ Duyên Hồng, Trưởng phòng Văn hóa - thông tin huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
Ông Vũ Duyên Hồng, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết, đối với huyện Cẩm Thủy hiện nay, các mô hình câu lạc bộ văn hóa văn nghệ phát triển rất tốt. Đề án phát triển du lịch của huyện đến năm 2030 đã đưa vào nội dung các hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc gắn với phát triển du lịch. Khi du khách đến tham quan nếu có nhu cầu sẽ có các đội văn nghệ biểu diễn các tiết mục truyền thống của dân tộc Mường, dân tộc Dao.
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống không chỉ góp phần làm đa dạng, phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, mà còn là nền tảng quan trọng giúp Cẩm Thuỷ thúc đẩy phát triển du lịch.

Nếu như năm 2021 huyện Cẩm Thủy chỉ đón được 50 nghìn lượt khách du lịch thì đến năm 2024 tăng lên 250 nghìn lượt khách. Du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng từng bước tạo nên những thay đổi về diện mạo kinh tế - xã hội của huyện.

Sầm Sơn - Vùng đất của thắng tích và di sản
Vùng đất Sầm Sơn, Thanh Hoá được thiên nhiên ưu đãi không gian vừa hùng vĩ, vừa nên thơ. Qua hàng nghìn năm phát triển, con người Sầm Sơn cũng đã kiến tạo nên những giá trị văn hoá lịch sử quý giá, được lưu giữ, trao truyền từ đời này qua đời khác. Tất cả đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng để Sầm Sơn phát triển ngày càng văn minh, hiện đại nhưng vẫn lấp lánh những vẻ đẹp văn hoá truyền thống.

Điểm hẹn - Trạm 36 glamping
Từ bàn tay khéo léo sắp đặt của tự nhiên đã hình thành nên một dòng Mã giang độc đáo, cảnh sắc hữu tình. Và các thế hệ người dân xứ Thanh, bằng tài năng, sức sáng tạo của mình đã cùng dệt nên những sắc màu văn hóa, tâm linh, điểm tô thêm nét hấp dẫn cho dòng sông…

Trăn trở với nghề dệt truyền thống ở bản Thái
Do tác động của nhiều yếu tố, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trăn trở về điều này, gần đây, nghề dệt thổ cẩm ở bản Thái được khôi phục và phát triển, giúp cho đồng bào Thái có cơ hội tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc.

Vang vọng Chí Linh Sơn
Lang Chánh là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với đỉnh Pù Rinh hùng vĩ cùng dòng thác Ma Hao tuyệt đẹp, mà còn là vùng đất thiêng huyền thoại, gắn liền với câu chuyện lịch sử hào hùng, bi tráng về nghĩa quân Lam Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Đây cũng là nơi quần cư, sinh sống của 3 dân tộc lớn: Thái, Mường và Kinh với những nét đẹp văn hóa riêng biệt. Chính nhờ những yếu tố nổi trội cả về thiên nhiên và con người, trong những năm qua, Lang Chánh đã và đang “chuyển mình” trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong hành trình khám phá xứ Thanh.

Chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động tại huyện Thường Xuân
Trung tâm xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Điện ảnh Thanh Hóa vừa tổ chức Chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động chào mừng thành tựu 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025) tại huyện Thường Xuân.

Hải Tiến sẵn sàng cho mùa du lịch biển năm 2025
Để đón mùa cao điểm du lịch biển năm 2025, thời điểm này, trên địa bàn Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, các tổ chức đoàn thể đang khẩn trương hoàn tất các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, cảnh quan môi trường biển để phục vụ du khách.

Vang vọng Chí Linh Sơn
Huyện miền núi Lang Chánh không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với đỉnh Pù Rinh hùng vĩ cùng dòng thác Ma Hao tuyệt đẹp, mà còn là vùng đất gắn liền với câu chuyện lịch sử hào hùng về người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Đây cũng là nơi quần cư, sinh sống của 3 dân tộc lớn: Thái, Mường và Kinh với những nét đẹp văn hóa riêng biệt. Chính nhờ những yếu tố nổi trội cả về thiên nhiên và con người, những năm qua, Lang Chánh đã và đang "chuyển mình" trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong hành trình khám phá xứ Thanh.

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm
Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) đánh giá Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam.

Bông hoa của đại ngàn
Những năm gần đây, Thạch Lâm đã trở thành địa chỉ được ghi dấu trên bản đồ du lịch cộng đồng của tỉnh Thanh Hoá. Để có những đổi mới trong cách làm du lịch nhằm thu hút du khách, những người trẻ ở xã Thạch Lâm đóng vai trò tiên phong. Một trong số đó là cô gái Mường Bùi Thị Nga - người mang khát vọng khai phá tiềm năng du lịch cộng đồng, mở ra hướng đi mới cho người dân bản địa. Giữa núi rừng đại ngàn, Nga như bông hoa nhỏ, kiên cường mà rực rỡ vươn lên với khát vọng thoát nghèo.

Loạt video clip quảng bá du lịch Việt Nam nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G
Nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác về Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) đã cho ra mắt 3 video clip quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Việt Nam.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.