Bảo tồn văn hóa
Công tác bảo tồn văn hóa ở huyện Quan Hóa
Huyện vùng cao Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa trước đây có tên gọi là Mường Ca Da. Đây là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống, gồm có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống là: Thái, Mường, Kinh, Hoa và Mông. Những năm qua, huyện Quan Hóa đã thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng về công tác bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới, làm nguồn nội sinh và động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phát huy vai trò của Nhân dân trong gìn giữ văn hóa truyền thống
Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có trên 1 triệu cư dân sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có 600.000 người, gồm các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ mú… Những năm qua, việc bảo tồn truyền thống văn hóa tốt đẹp, quý giá của các dân tộc đã được các cấp chính quyền, cơ quan chuyên ngành tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm. Vai trò của chính đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc tham gia bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình đã được phát huy.
Các huyện miền núi phát triển du lịch
Những năm qua, để đẩy mạnh phát triển du lịch, ngoài việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của cảnh quan thiên nhiên, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã tập trung mọi nguồn lực để bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó, tạo nên nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Huyện Như Xuân bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
Như Xuân là huyện miền núi có 4 dân tộc anh em Kinh, Thái, Mường, Thổ sinh sống lâu đời. Trong những năm qua, huyện đã quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân và gắn với phát triển du lịch.
Một ngày ở bản Mạ
Thời gian gần đây, bản Mạ ở huyện Thường Xuân đang dần nổi lên là một điểm du lịch cộng đồng đang thu hút được đông đảo khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Bảo tồn văn hóa phi vật thể dựa vào cộng đồng
Thanh Hóa là vùng đất cổ, một trong những nơi xuất hiện đầu tiên của loài người, nơi sinh sống của 7 dân tộc anh em trải dài từ miền núi cao đến đồng bằng và ven biển. Chính những yếu tố tự nhiên và xã hội này là cơ sở quan trọng để hình thành nên kho tàng di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, phong phú và giàu giá bản sắc, được trầm tích qua hàng nghìn năm lịch sử. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều giá trị văn hóa phi vật thể đang bị mai một và có nguy cơ biến mất khỏi cộng đồng. Qua khảo sát tại một số địa phương như Hà Trung, Thường Xuân, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Sầm Sơn và Quan Sơn, trong số 194 di sản phi vật thể thuộc 7 loại hình là ngôn ngữ, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian, thì có tới 58 di sản đang có nguy cơ mai một và 41 di sản đã mai một.
Phát huy vai trò của nghệ nhân trong bảo tồn văn hóa truyền thống
Thanh Hóa là địa phương có đội ngũ nghệ nhân dân gian đông đảo, trong đó đã có 66 người đã được nhà nước công nhận là nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân dân dân. Các nghệ nhân dân gian đã và đang phát huy có hiệu quả vai trò của mình trong việc bảo tồn, thực hành và trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ sau.