Huyện Cẩm Thủy phát huy vai trò của Đảng viên trong phát triển kinh tế
Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cẩm Thủy đã nỗ lực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong đó, huyện đặc biệt coi trọng việc khuyến khích các đảng viên phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, tham gia xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh, qua đó góp phần thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế chung của người dân trên địa bàn.
Đảng bộ thị trấn Phong Sơn có trên 1.000 đảng viên, sinh hoạt tại 27 chi bộ. Cấp ủy đảng Thị trấn luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để các đảng viên phát triển kinh tế. Nhờ đó, đến nay thị trấn Phong Sơn đã có nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đảng viên làm chủ. Các mô hình không chỉ giúp đảng viên làm giàu cho bản thân và gia đình, mà còn tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương, là tấm gương sáng để Nhân dân học tập, làm theo góp phần thúc đẩy kinh tế của thị trấn Phong Sơn ngày càng phát triển.
Là Bí thư chi bộ kiêm tổ trưởng tổ dân phố Ngọc Sơn, thị trấn Phong Sơn, ông Triệu Phúc Hiến luôn là người đi đầu trong phát triển mô hình kinh tế tổng hợp dựa vào vườn rừng, từ nhiều năm nay đã có kết quả trong phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Xác định được thế mạnh về lâm nghiệp, ông Hiến tập trung phát triển cây keo và cây gỗ lớn. Đến thời điểm hiện tại, ông đã có 45 ha keo, 10 ha gỗ lớn và trồng thêm một số loại cây ăn quả. Mỗi năm, nguồn thu từ vườn rừng lên đến gần 1 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 500 triệu đồng. Mô hình vườn rừng của ông Hiến không chỉ lớn nhất ở thôn Ngọc Sơn, mà còn là một trong những mô hình lớn của huyện Cẩm Thủy. Noi gương Bí thư chi bộ Triệu Phúc Hiến, 11 đảng viên trong tổ dân phố Ngọc Sơn đều phát triển kinh tế tổng hợp dựa vào vườn rừng, với diện tích từ 5 - 25 ha một mô hình. Với 100% người dân là đồng bào Dao sinh sống, thôn Ngọc Sơn có 105 hộ, trên 500 nhân khẩu, gia đình nào cũng nỗ lực phát triển kinh tế. Trước đây, cuộc sống của người dân khó khăn, nhưng giờ đây đã được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đạt 67 triệu đồng/người/năm.
Quyết tâm đổi mới vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương, sau thời gian trăn trở, cùng với sự khuyến khích động viên của cấp uỷ chính quyền địa phương, anh Bùi Văn Hiền, đảng viên chi bộ thôn An Tâm, xã Cẩm Tâm đã mạnh dạn phá bỏ vườn tạp hiệu quả kinh tế thấp chuyển đổi sang mô hình trồng các loại cây cho thu nhập cao. Từ 1,3 ha đất được cải tạo qui hoạch lại trồng 500 cây bưởi đường xen canh ổi lê Đài Loan. Anh Hiển tích cực học hỏi các nhà vườn trong và ngoài tỉnh, nắm vững kỹ thuật và chịu khó chăm sóc theo hướng hữu cơ hoàn toàn không dùng phân hoá học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đáp ứng nhu cầu thị trường người tiêu dùng sử dụng trái cây sạch. Đến nay vườn bưởi đã cho thu hoạch với giá bán 15.000 đồng/kg, năm 2022 thu hoạch 12 tấn, sau khi trừ chi phí thu về 150 triệu đồng. Dự kiến mùa này sẽ cho thu tăng 1,5 đến 2 lần so với vụ trước. Mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, anh Hiển là một đảng viên tiêu biểu gương mẫu trong các phong trào thi đua sản xuất. Mô hình mẫu của anh Hiển bước đầu khẳng định tính hiệu quả và hướng đi đúng đắn, đang được giới thiệu cho các hội viên học tập nhân rộng góp phần vào việc phát triển kinh tế hộ gia đình chung tay xây dựng thành công nông thôn mới tại quê hương.
Để lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành nghị quyết, đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng khoa học - kỹ thuật đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất; tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với các nguồn vốn phát triển kinh tế... Huyện cũng phân công các đồng chí huyện ủy viên hàng tháng về dự sinh hoạt cùng chi bộ để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng Nhân dân, kịp thời có những giải pháp trong chỉ đạo phát triển kinh tế...
Sự tích cực của các đảng viên trong lao động sản xuất đã góp phần không nhỏ thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triển, an ninh quốc phòng ổn định giữ vững. Mặt trận tổ quốc và đoàn thể các cấp xây dựng được nhiều mô hình phát triển kinh tế, xã hội hầu hết do đảng viên làm chủ tạo ra những điển hình tiên tiến, nhiều cán bộ, đảng viên đi đầu trong phát triển kinh tế. Các mô hình này là hạt nhân, động lực lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, khát vọng thoát nghèo, làm giàu chính đáng trong đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Năm 2025, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,7%
Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa đưa ra dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% vào năm 2025, với mức tăng trưởng trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và mức 6,1% trong nửa cuối năm.
Thiệu Hóa: Gần 1.400 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm
Nhằm nâng cao giá trị nông sản hàng hóa và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, quỹ đất nhằm thu hút doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Như Xuân trồng mới 150 ha cây ăn quả
Năm 2024, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới gần 150 ha cây ăn quả, nâng tổng diện tích cây ăn quả toàn đạt hơn 1.330 ha.
Năm 2024, huyện Như Thanh phát triển thêm 17 trang trại
Trong năm 2024, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa phát triển thêm 17 trang trại đạt các tiêu chí theo Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lũy kế đến nay trên địa bàn huyện có 42 trang trại, trong đó: có 30 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại lâm nghiệp, 7 trang trại tổng hợp và 4 trang trại trồng trọt.
Sẵn sàng nguồn vật tư cho sản xuất vụ chiêm xuân
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, vụ chiêm xuân năm 2025, Thanh Hóa có diện tích gieo cấy 111.500ha lúa. Để đảm bảo nhu cầu vật tư cho sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phân bón trên địa bàn tỉnh đã chủ động nguồn cung, sẵn sàng cung ứng cho người dân.
Thanh Hóa trồng mới và trồng lại 10.000 ha rừng
Tính đến cuối tháng 12 năm 2024, các tổ chức, cá nhân, gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trồng mới và trồng lại sau khai thác 10.000 ha rừng, trong đó có 1.500 ha rừng được trồng bằng nuôi cấy mô, chủ yếu là keo.
Năm 2024: Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá tăng trưởng cao
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Chỉ số sản xuất toàn ngành ước đạt 19,25%, vượt mục tiêu đề ra và là động lực chính đóng góp cho tăng trưởng GRDP và thu ngân sách của tỉnh. Kết quả này cho thấy nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp, các ngành, các địa phương trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Năm 2024, sản xuất công nghiệp Thanh Hoá tăng trưởng cao
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, năm 2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước đạt 19,25%, vượt mục tiêu đề ra và đóng góp tới 50%, tương đương chiếm 7,37% điểm vào tốc tăng trưởng GRDP của tỉnh.
Đa dạng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là thời điểm tiêu thụ hàng hóa lớn nhất trong năm. Nắm bắt nhu cầu mua sắm của người dân, thời điểm này, các đơn vị, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chuẩn bị nguồn hàng hóa các loại. Năm nay, nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm Tết khá đa dạng, dồi dào, giá cả cơ bản ổn định.
Các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh dịp cuối năm
Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Đây là thời điểm hàng hóa được tiêu thụ nhiều nhất trong năm nên các daonh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tăng tốc sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.