Huyện Hậu Lộc phấn đấu hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số cấp huyện
Thời gian qua, huyện Hậu Lộc đã đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, đổi mới nội dung, hình thức, từng bước giúp người dân nâng cao khả năng tiếp cận, khai thác, sử dụng tiện ích từ chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thị Trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc là địa phương có dân số đông, nhận thức về chuyển đổi số của nhân dân chưa đồng đều. Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, người dân về hoạt động chuyển đổi số, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tổ chức các hội nghị tập huấn, chỉ đạo cán bộ chuyên trách biên tập, đăng các tin bài về chuyển đổi số trên trang thông tin điện tử, hệ thống truyền thanh thị trấn, các trang fanpage, trang Thông tin điện tử tạo lập chuyên mục chuyển đổi số, các Tổ công nghệ số cộng đồng còn kết hợp tuyên truyền thông qua các cuộc họp tổ dân phố, các nhóm Zalo. Với nội dung tuyên truyền về chuyển đổi số cụ thể, gần gũi, thực tế trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đã giúp người dân hiểu thấu đáo hơn về chuyển đổi số.
Ông Lê Huy Vũ, Phó Chủ tịch UBND Thị Trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Địa phương xây dựng 3 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế xã, xã hội số để thúc đẩy chuyển đổi số; dành nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, xây dựng đô thị văn minh".
Về đích Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024, xã Hoa Lộc là một trong 5 đơn vị được UBND huyện Hậu Lộc lựa chọn hoàn thành chuyển đổi số. Để nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, xây dựng chính quyền số là một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà xã thực hiện. Đến nay, 100% cán bộ, công chức được cấp chữ ký số; 100% người dân thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng.
Tại thôn Hoa Trung, xã Hoa Lộc, hệ thống mạng Wifi kết nối Internet tại nhà văn hóa thôn sau một thời gian triển khai lắp đặt, sử dụng đã mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực. Chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh, đội ngũ cán bộ trong thôn đã có thể theo dõi quan sát được hệ thống 18 camera giám sát an ninh trong thôn được kết nối về hệ thống camera an ninh của xã. Ngoài ra, hệ thống zalo kết nối các tổ chức đoàn thể và người dân trong xã đã kịp thời thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tin tức hoạt động tại địa phương.... Đây là những kết quả nổi bật sau 1 năm triển khai xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu và mô hình thôn thông minh của thôn Hoa Trung, xã Hoa Lộc.
Bà Hoàng Thị Chinh, Bí thư thôn Hoa Trung, xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Từ khi hoàn thành xây dựng thôn thông minh, mọi hoạt động trong thôn đều áp dụng số hoá trong các lĩnh vực tuyên truyền, thực hiện các nhiệm vụ, công tác an ninh được đảm bảo, Nhân dân đồng thuận".
Để hỗ trợ người dân, VNPT Hậu Lộc- Nga Sơn đã bố trí nhân viên tại các điểm giao dịch của Vinaphone, điểm bưu điện văn hóa xã, các điểm lưu động; đối với những khách hàng lớn tuổi, khó khăn trong việc đi lại thì nhân viên của Vinaphone sẽ hỗ trợ tận nhà. Đồng thời thực hiện các chương trình ưu đãi như: tặng miễn phí điện thoại 4G/5G dành cho các khách hàng đăng kí gói cước, tặng data để khách hàng trải nghiệm tiện ích số. Thời gian qua VNPT Hậu Lộc - Nga Sơn đã đầu tư mạnh mẽ cho hạ tầng công nghệ thông tin. Đến nay, toàn huyện có trên 1.137 km Cáp quang; 47 trạm phát sóng 4G; hệ thống phòng họp không giấy, phần mềm một cửa điện tử, quản lý văn bản và hồ sơ công việc trong cơ quan nhà nước cấp huyện, cấp xã được khai thác hiệu quả. Dự kiến năm 2025, VNPT Hậu Lộc - Nga Sơn sẽ đưa công nghệ truyền dẫn quang học tiên tiến, giúp kết nối internet tốc độ cao phục vụ chính quyền và nhân dân toàn huyện.
Ông Lại Văn Sáu, Xã Thành Lộc, huyện huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Hôm nay tôi đến đây được nhà mạng tặng điện thoại 2G lên 4G, tạo thuận lợi cho tôi trong giao dịch thông tin hàng ngày, kết nối internet thuận lợi".
Ông Tô Xuân Giang, Giám đốc VNPT Nga Sơn - Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư cho hạ tầng số cho khách hàng, cho Nhân dân được trải nghiệm đường internet cáp quang VNPT siêu tốc".
Đến nay, trên địa bàn huyện Hậu Lộc đã có 100% đơn vị hành chính áp dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc TD office, hệ thống thông tin một cửa điện tử, thư điện tử công vụ; 100% cán bộ, công chức khối chính quyền được cấp chữ ký số cá nhân chuyên dùng; 23/23 đơn vị cấp xã thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử đạt tỷ lệ 100% theo quy định. Toàn huyện đã có 100% xã, thị trấn thành lập được Ban chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã và 153 Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, khu phố với 492 thành viên. Hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng thực sự là "Cánh tay nối dài" của chính quyền, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số.
Ông Nguyễn Văn Thọ, Trưởng phòng Văn hoá thông tin huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Huyện tập huấn cho đội ngũ công chức làm công tác chuyển đổi số, phát huy vai trò của các đơn vị viễn thông; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho Nhân dân đối với chuyển đổi số".
Với việc nỗ lực hoàn thành chuyển đổi số tại các xã, thị trấn trong năm 2024 sẽ là cơ sở quan trọng để huyện Hậu Lộc hoàn thành chuyển đổi số theo Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2022 - 2025.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, du lịch thông minh
Với việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, hình ảnh “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” ngày càng lan tỏa đến các thị trường khách trong nước và quốc tế.
Đề xuất chính sách phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Tại dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất rau màu
Nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng trên cùng một diện tích canh tác, thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất rau mầu. Các mô hình sản xuất rau sạch, rau an toàn xuất hiện ngày càng nhiều góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43 ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Để phát triển bền vững, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học, đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
44% ứng dụng ngân hàng, ví điện tử Việt chưa được bảo mật chặt chẽ
Đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhận định, các công ty tài chính, ngân hàng với khối lượng lớn dữ liệu và giao dịch nhạy cảm luôn là ‘đích ngắm’ của tin tặc, với mục đích là đánh cắp tiền hoặc phá hoại hoạt động kinh tế.
Zalo vượt qua 3 nền tảng xuyên biên giới Facebook, TikTok và Google về lượng người dùng
Tại Hội nghị tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định nền tảng Zalo đã vượt qua các tên tuổi lớn như Facebook, YouTube và TikTok với số lượng người dùng lên tới 76,5 triệu (tính tới 30/06/2024).
Việt Nam xếp hạng 45 về năng lực công nghệ thông tin trên toàn thế giới
Trong bảng xếp hạng Chỉ số sẵn sàng mạng 2024 (NRI) đánh giá mức độ phát triển công nghệ thông tin của các quốc gia, Việt Nam giữ thứ hạng 45/133 quốc gia toàn cầu, tăng 11 bậc so với năm ngoái.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phục hồi chức năng
Những năm gần đây, ngành y tế Thanh Hóa đã không ngừng đổi mới và phát triển, cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Một trong những xu hướng mới là ứng dụng khoa học công nghệ trong phục hồi chức năng, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và ngành y tế.
Hiệu quả từ công tác tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
Cùng với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông qua chương trình OCOP của tỉnh, công tác tạo lập và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho nông sản chủ lực, đặc thù của tỉnh thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ là 1 trong những giải pháp quan trọng để khẳng định chất lượng và định vị uy tín cho các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Thanh Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.