Huyện Nga Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng sản phẩm đạt chuẩn Ocop
Sau hơn 4 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã có 27 sản phẩm OCOP cấp tỉnh; trong đó có 9 sản phẩm 4 sao, 3 sản phẩm đang trình xét công nhận 5 sao cấp Quốc gia. Với kết quả này, Nga Sơn hiện đang là đơn vị dẫn đầu tỉnh Thanh Hoá về số lượng sản phẩm OCOP.
Thị trấn Nga Sơn là đơn vị cấp xã có số sản phẩm Ocop nhiều nhất tỉnh, với 9 sản phẩm được công nhận trong thời gian 3 năm... Có được kết quả này, những năm qua, chính quyền Thị trấn Nga Sơn đã vào cuộc tích cực. Từ những sản phẩm ban đầu, địa phương đã tạo điều kiện về đất đai, thủ tục pháp lý để các hộ mở rộng quy mô, nâng cấp mô hình sản xuất để phát triển thêm nhiều sản phẩm Ocop mới. Nhờ đó, có 1 chủ thể sản xuất đã phát triển được 6 sản phẩm Ocop cấp tỉnh.


Chị Phùng Thị Hoa, Cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo Đăng Khoa, Thị trấn Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Chị Phùng Thị Hoa, Cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo Đăng Khoa, Thị trấn Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sau khi 6 sản phẩm của mình đạt chuẩn Ocop, mình sẽ mở rộng cơ sở sản xuất; mẫu mã đa dạng hơn, đưa đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hưn, chất lượng sẽ tăng lên."

Ông Dương Đình Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Dương Đình Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Thị trấn hỗ trợ các đơn vị chủ thể về địa hình và địa bàn, điều kiện tổ chức sản xuất. Thứ hai là tạo điều kiện về cửa hàng, bến bãi để quảng cáo ra thị trường… Thị trấn phấn đấu hàng năm có từ 2-3 sản phẩm từ 3-4 sao."
Ngay từ khi bắt đầu triển khai, huyện Nga Sơn đã ban hành Kế hoạch Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030; đồng thời, xây dựng mục tiêu cụ thể từng năm để thực hiện. Huyện luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, tập huấn chương trình OCOP cho các đơn vị, chủ thể sản xuất trên địa bàn; tổ chức cho các chủ thể đăng ký đi tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng sản phẩm Ocop trong và ngoài tỉnh. Huyện phối hợp với các đơn vị tư vấn Trung ương để lựa chọn ý tưởng sản phẩm tham gia chương trình, trên cơ sở phát huy thế mạnh các nhóm hàng hóa đặc trưng của địa phương. Bên cạnh đó, Nga Sơn cũng đã lồng ghép các chương trình để hỗ trợ, khuyến khích các đơn vị, chủ thể phát triển kinh tế, tham gia xây dựng sản phẩm OCop như: hỗ trợ xây dựng nhà kính, nhà lưới 70 triệu đồng với quy mô 1000 m2; hỗ trợ mua máy dệt chiếu, máy xe lõi phát triển tiểu thủ công nghiệp; ưu tiên mở rộng quy mô đất đai cho các đơn vị sản xuất; hỗ trợ kinh phí làm nhãn mác, bao bì sản phẩm, hoàn thiện hồ sơ; hỗ trợ xây dựng điểm giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện… Ngoài ra, huyện Nga Sơn còn phối hợp với Văn phòng điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh và một số đơn vị liên quan hỗ trợ mở 2 cửa hàng trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP và những sản phẩm thế mạnh của địa phương.


Ông Phạm Văn Sinh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Phạm Văn Sinh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Nga Sơn tiếp tục cử cán bộ chuyên môn xuống trực tiếp tư vấn cán bộ các xã, các chủ thể có năng lực, đk để xây dựng hồ sơ và mẫu mã snar phẩm để xây dựng sản phẩm ocop cho giai đoạn tiếp theo… Phòng Nông nghiệp vẫn tiếp tục tham mưa các cơ chế hỗ trợ các sản phẩm Ocop để các đpn vị yên tâm xây dựng sản phẩm."
Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" của huyện Nga Sơn đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Năm 2023, huyện Nga Sơn đặt mục tiêu phấn đấu có thêm 5 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh; nâng hạng 1 sản phẩm đạt 5 sao OCOP Quốc gia.

Thanh Hoá tập trung tháo gỡ rào cản để kinh tế tư nhân phát triển
Một trong những điểm nghẽn cần tháo gỡ nhất cho khu vực kinh tế tư nhân đó là rào cản về thể chế. Theo các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách rõ ràng, minh bạch đi đôi với cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, xây dựng cơ chế thực thi công bằng và hiệu quả sẽ là những giải pháp quan trọng để tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.

Mở rộng gói tín dụng tiếp sức cho nông lâm thủy sản
100 nghìn tỷ đồng là quy mô gói tín dụng ưu đãi dành cho ngành nông, lâm, thuỷ sản vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây.

Quý 1/2025: Việt Nam thu hơn 34.000 tỷ đồng từ thương mại điện tử
Trong 3 tháng đầu năm nay, tổng số thuế thu từ hoạt động thương mại điện tử đạt 34.500 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy hiệu quả của công tác quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số.

Giải pháp giữ dòng vốn FDI trong biến động thuế quan
Những biến động về chính sách thuế quan trên toàn cầu được đánh giá sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Tuy nhiên điểm sáng là trong quý 1 và đầu tháng 4 năm nay, Việt Nam vẫn đang ghi nhận lượng vốn FDI thực hiện tăng trưởng tích cực. Nhiều giải pháp đang được Chính phủ và các địa phương triển khai để giữ được nhịp tăng trưởng FDI trong các quý tiếp theo.

Đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để khơi thông dòng vốn ngay từ đầu năm, tránh tình trạng tăng trưởng chậm, thậm chí bị âm như những năm trước.

Hộ kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử
Từ 1/6 tới đây, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế. Đây là quy định tại Nghị định số 70 của Chính phủ.

Tiếp tục thí điểm dịch vụ Mobile - Money đến hết năm 2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 87 về việc gia hạn thời gian thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm
Thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhiều công trình do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải vật liệu với giá cao.

Hiệu quả liên kết sản xuất khoai tây vụ Đông xuân
Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị. Việc liên kết này đã giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP
Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.