Huyện Quan Hoá giữ gìn, phát huy nghề truyền thống
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Quan Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hoá có trên 100 hộ với gần 500 nhân khẩu, đa số là người dân tộc Thái. Từ xa xưa, phụ nữ nơi đây đã gắn bó với nghề dệt thổ cẩm. Có thời gian, nghề này bị mai một do ảnh hưởng của cơ chế thị trường.
Những năm gần đây, với sự quan tâm của các ngành, các cấp, xã Nam Xuân đã khôi phục, từng bước phát triển nghề dệt thổ cẩm ở bản Bút. Các nghệ nhân, hộ gia đình làm nghề được tiếp cận các chính sách hỗ trợ về vốn, đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất, quảng bá sản phẩm… Việc dạy nghề, truyền nghề cũng được tổ chức thường xuyên. Năm 2021, nghề dệt thổ cẩm ở bản Bút đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá công nhận là nghề truyền thống.
Bà Lương Thị Nhã, bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hoá cho biết: "Ngày xưa, các bà ai cũng biết dệt, thành nghề truyền thống của dân tộc và là bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Bây giờ các nghệ nhân đã mở lớp học để chị em học thêm". Chị Ngân Thị Thiệc, bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hoá cũng chia sẻ: "Chúng tôi rất hào hứng hỏi hỏi, biết thêm về nghề dệt thổ cẩm của các bà, các mẹ lưu truyền cho con cháu sau này".
Năm 2021, nghề sản xuất bánh nhãn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa cũng được công nhận là nghề truyền thống. Đây là cơ sở quan trọng để các hộ gia đình, các cơ sở phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Những lúc cao điểm, huyện Quan Hóa có khoảng 100 hộ dân làm bánh nhãn, cung cấp cho thị trường trong tỉnh và nhiều tỉnh, thành khác.
Nếu như trước đây, bánh nhãn được sản xuất nhiều, tiêu thụ mạnh vào dịp Tết cổ truyền thì gần đây, loại bánh này được sản xuất, tiêu thụ quanh năm. Bánh nhãn Hồi Xuân đã được công nhận là sản phẩm OCOP, là sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của huyện Quan Hoá. Bà Phạm Thị Phương, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hoá, cho biết: thị trấn có hơn 40 hộ làm bánh nhãn, mỗi năm thu nhập về khoảng 100 triệu. Đây là sản phẩm có giá trị và tạo công ăn việc làm rất lớn cho người dân trên địa bàn.
Để phát huy nghề truyền thống trên địa bàn, huyện Quan Hoá đã tập trung mở các lớp đào tạo nghề; hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất đưa sản phẩm nghề truyền thống tham gia hội chợ, trưng bày quảng bá tại các sự kiện xúc tiến thương mại, du lịch, văn hoá trong và ngoài tỉnh; tham gia Chương trình OCOP; chú trọng phát triển nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Ông Lê Hữu Quyết, Trưởng phòng Văn hoá thông tin huyện Quan Hoá cho biết: "Để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại bản Bút, nghề dệt thổ cẩm đã được huyện cũng như phòng Văn hóa tham mưu tổ chức lớp dậy dệt thổ cẩm cho bà con Nhân dân. Mong muốn của bà con là cấp trên hỗ trợ cho bà con về khung dệt, đầu ra cho sản phẩm. Hiện nay đầu ra cho sản phẩm mới có 1 cơ sở ở thị trấn thu mua cho bà con".
Cùng với việc phát triển các nghề truyền thống đã được công nhận, huyện Quan Hoá sẽ tiếp tục quan tâm bảo tồn, phát triển nghề làm rượu cần men lá, văn hoá ẩm thực của dân tộc Thái, cùng các giá trị văn hoá phi vật thể độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Giòn thơm bánh đa Ái Huyền
Từ xa xưa đến nay, nhắc đến một trong những thức quà quê đã trở thành “quốc hồn quốc túy” của người Việt thì không thể không kể đến món bánh đa. Món bánh đơn sơ nhưng đượm tình quê này đủ sức làm “xiêu lòng” bất kì ai từng thưởng thức bằng chính hương vị mộc mạc của nó. Có lẽ bởi thế mà bánh đa đã trở thành món ăn quen thuộc có mặt ở khắp mọi nơi, từ thành phố cho tới miền quê, từ nhà hàng sang trọng đến những quán ăn bình dân.
Lượng khách du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt 15,3 triệu lượt
Năm 2024, tổng lượng khách du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt 15,3 triệu lượt khách, vượt 10,9% kế hoạch và tăng 22,5% so với cùng kỳ. Trong đó, lượng khách quốc tế ước đạt 719 nghìn lượt, tăng 16,7% so với cùng kỳ.
Chương trình văn nghệ chào mừng Thọ Xuân đón nhận Quyết định công nhận huyện Nông thôn mới nâng cao
Tối 24/11, tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng huyện đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì và Quyết định công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa
Sáng 24/11, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa", với sự tham gia của đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh và gần 60 doanh nghiệp lữ hành toàn quốc.
Tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch Thanh Hoá
Khoảng thời gian này, tỉnh Thanh Hoá liên tục tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Việc mời các đoàn Farmtrip từ trong Nam ngoài Bắc, và cả nước ngoài đến với xứ Thanh chính là cơ hội lớn để Thanh Hoá tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm du lịch thế mạnh, đồng thời kết nối các sản phẩm có yếu tố liên vùng, liên khu vực.
Phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
Thực hiện khuyến nghị của UNESCO và cam kết của UBND Tỉnh Thanh Hoá, từ năm 2011 đến nay, Trung tâm bảo tồn Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Viện khảo cổ học (Viện hàm lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Hội khảo cổ học Việt Nam đẩy mạnh hoạt động khảo cổ dưới lòng đất di sản, đồng thời tổ chức các hoạt động trưng bày, giới thiệu hiện vật, qua đó góp phần làm sâu sắc thêm các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ.
Khai mạc triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa
Sáng 23/11, tại Trường Đại học Hồng Đức, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông), Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa và Trường Đại học Hồng Đức phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa năm 2024.
Phát huy giá trị di sản Thành nhà Hồ gắn với phát triển du lịch
Thời gian qua, trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ đã tổ chức nhiều hoạt động phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch mang đến sức sống mới cho di sản.
Bảo tàng Thanh Hóa tọa đàm kỉ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Sáng 22/11, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tọa đàm kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và tiếp nhận hiện vật hiến tặng.
Về Bỉm Sơn thăm động Cửa Buồng
Là di tích cấp quốc gia, danh thắng động Cửa Buồng nằm trên địa bàn phường Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn), mang vẻ đẹp thiên tạo kỳ bí. Danh thắng còn gắn liền với hoạt động của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ và đại quân Tây Sơn trên đường hành quân thần tốc ra Thăng Long, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.