dệt thổ cẩm
Giữ gìn nghề dệt bản Thái
Bộ quần áo truyền thống nam giới của dân tộc Thái rất ít xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều lý do khác nhau nhưng phần lớn là do nghề dệt, thêu thổ cẩm truyền thống đã dần mai một trong thời gian qua. Gần đây, nghề dệt thổ cẩm được khôi phục và phát triển, đã giúp cho đồng bào Thái có cơ hội tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tổ dệt thổ cẩm Táy Dó bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân là một ví dụ.
Người phụ nữ dân tộc Thái nỗ lực giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống
Với mong muốn giữ lại bản sắc văn hóa dân tộc, Chị Vi Thị Luyến, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Xuân Lẹ huyện Thường Xuân đã nỗ lực góp phần giữ gìn, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của quê hương.
Bá Thước gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Huyện Bá Thước là nơi sinh sống lâu đời của bà con các dân tộc Thái, Mường. Bởi vậy, đây cũng là địa phương có nền văn hóa phát triển đa dạng. Theo số liệu thống kê, hiện nay, Bá Thước có 55 di tích có yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, di chỉ khảo cổ học, di tích tôn vinh công đức của các bậc tiền nhân, các danh nhân có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước… Ngoài ra, cộng đồng người Thái, Mường còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa, thông qua những đặc trưng về trang phục, nhà ở, cách ứng xử, giao tiếp hay các lễ tục truyền thống...
Độc đáo chợ phiên Nhi Sơn
Ở các huyện vùng cao xứ Thanh có rất nhiều chợ phiên nổi tiếng được nhiều người biết đến như: chợ Ngàm (huyện Lang Chánh), chợ phố Đoàn (huyện Bá Thước), hay chợ Na Mèo ( huyện Quan Sơn)... Và chắc hẳn khi nhắc đến chợ phiên Nhi Sơn (huyện Mường Lát), nhiều người sẽ ấn tượng bởi chợ phiên này không đơn thuần là nơi diễn ra các hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa mà còn là dịp để người dân địa phương gặp gỡ, giao lưu văn hóa, nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị tinh thần tốt đẹp.
Vùng đất Yên Thắng - Điểm đến lý thú ở huyện miền núi Lang Chánh
Với các yếu tố như cảnh quan thiên nhiên đẹp, nét riêng có trong văn hóa bản địa của đồng bào vùng cao, những năm gần đây, du lịch cộng đồng đang có sức hút đối với nhiều du khách trong nước và quốc tế. Vùng đất Yên Thắng, một trong những điểm đến lý thú ở huyện miền núi Lang Chánh là một ví dụ.
Lan tỏa bản sắc văn hóa Thái từ du lịch cộng đồng ở bản Bút
Sản phẩm du lịch cộng đồng ngày càng khẳng định được sức hút đối với du khách trong nước và quốc tế. Để loại hình du lịch này phát triển, huyện Quan Hóa đã chú trọng phát huy vai trò của cộng đồng dân cư tại các thôn bản. Với những yếu tố như cảnh quan thiên nhiên đẹp, sự phong phú, đa dạng, nét riêng có trong văn hóa truyền thống bản địa, những năm gần đây, du lịch cộng đồng huyện Quan Hóa đã và đang có những tín hiệu vui. Đặc biệt là ở những bản làng dân tộc Thái, nơi có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa, loại hình du lịch cộng đồng đang là xu thế mới trong phát triển kinh tế. Bản Bút, xã Nam Xuân là một trong những điểm đến lý thú trên địa bàn huyện Quan Hóa, ngày càng được nhiều du khách quan tâm.
Những người nặng lòng với sắc màu thổ cẩm
Trước kia, trong các ngôi nhà sàn của người Thái, người Mường luôn có những khung cửi ngày đêm lách cách thoi đưa. Âm thanh ấy từng bị mai một trong xã hội hiện đại và được hồi sinh bởi những người phụ nữ tài hoa, nặng lòng với nét đẹp truyền thống dân tộc. Mỗi tấm thổ cẩm đa dạng màu sắc, hoa văn, toát lên vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng… Là biểu tượng nét đẹp tâm hồn, nhân cách của người tạo ra nó. Đó là tình yêu lao động, nết chịu thương chịu khó của những phụ nữ dân tộc thiểu số vùng cao.
Những người “giữ lửa” cho văn hóa vùng cao
Trong hơi thở sôi động của nhịp sống hiện đại, đâu đó khắp các bản vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc. Để những giá trị văn hóa đặc sắc luôn hiện hữu, không thể không kể đến vai trò “giữ lửa” của chị em phụ nữ miền sơn cước. Mỗi người phụ nữ, đặc biệt là những người cao tuổi, ở các bản làng vùng đồng bào dân tộc Thái, vẫn ngày đêm cần mẫn, âm thầm, nỗ lực trao truyền với mong ước bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa cho muôn đời sau...
Huyện Ngọc Lặc nỗ lực phát triển các sản phẩm OCOP
Tập trung phát triển các sản phẩm OCOP là một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ngọc Lặc nhiệm kỳ 2020-2025. Để thực hiện nhiệm vụ này, UBND huyện Ngọc Lặc đã kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP; rà soát, đánh giá các thế mạnh của địa phương; ban hành các văn bản chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn triển khai xây dựng sản phẩm OCOP. Đến nay, Ngọc Lặc đã xây dựng thành công 6 sản phẩm OCOP là Dưa kim hoàng hậu 369, Miến dong Hương Ngọc, bột sắn dây Hương Quê, gạo nếp hạt cau Thạch Lập, mật mía Phúc Long và mật ong Kiên Thọ.
Quan Hóa - điểm đến tiềm năng của loại hình du lịch sinh thái
Quan Hóa là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh. Trong không gian phát triển du lịch của tỉnh, Quan Hóa là điểm nhấn du lịch với hệ sinh thái phong phú và bản sắc văn hóa cộng đồng đặc sắc của người Thái nơi đây. Đó chính là điều kiện thuận lợi để huyện hình thành các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
Lễ hội Mường Ca Da lần thứ 4 diễn ra vào tháng 3/2023
UBND huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Mường Ca Da lần thứ 4 - năm 2023 với quy mô cấp huyện.
Emagazine - Hướng đi mới cho du lịch cộng đồng huyện Như Xuân
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, hệ thống tài nguyên du lịch đa dạng, nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc, huyện Như Xuân có nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng.
Ký sự Nhất nghệ tinh - Những người "giữ lửa" cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống
Trong nhiều năm qua, nghề dệt thổ cẩm của các dân tộc Thái, Mường tưởng như mai một. Nhờ sự nỗ lực của nhiều chị em phụ nữ, nghề đã từng bước hồi sinh. Như những con ong cần mẫn của núi rừng, hàng ngày các mẹ, các chị miệt mài góp nhặt, gìn giữ nét đẹp tinh tuý của nghề dệt truyền thống, trao truyền cho thế hệ sau.