Huyện Quan Hóa phát huy vai trò của các điển hình dân tộc thiểu số
Quan Hóa là huyện vùng cao biên giới, có diện tích hơn 99 nghìn ha, dân số trên 50 nghìn người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 91%, gồm: Thái, Mường, Kinh, Mông, và Hoa. Là một trong 74 huyện nghèo nhất nước theo Quyết định 353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/3/2022, thời gian qua, Quan Hóa cũng được thụ hưởng các chương trình, dự án, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của tỉnh Thanh Hóa để phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Từ đó, cơ sở vật chất hạ tầng dần được hoàn thiện, diện mạo nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc, mọi mặt đời sống Nhân dân được cải thiện và nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình từ 5-6% mỗi năm.
Thành quả ấy có được là nhờ cấp ủy, chính quyền và Nhân dân đã phát huy nguồn lực đầu tư của Trung ương, của tỉnh. Đồng thời, là nhờ sự đoàn kết, phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, niềm tin tuyệt đối của đồng bào dân tộc thiểu số đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là tinh thần gương mẫu và hành động quyết liệt của đội ngũ đảng viên, cá nhân điển hình trong cộng đồng người dân tộc thiểu số. Từ đó, lan tỏa tinh thần tự vươn lên, khơi dậy khát vọng xây dựng đời sống gia đình, bản làng, quê hương phát triển triển thịnh vượng.

Trong vai trò là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Nam Tiến, thời gian qua, chị Vi Thị Ân, dân tộc Mường, luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tích cực gương mẫu, vận dụng sáng tạo các phong trào thi đua, các cuộc vận động do hội cấp trên phát động về phát triển kinh tế và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Trong đó, có phong trào thi đua "Xây dựng người phụ nữ Thanh Hóa thời đại mới yêu nước, nhân ái, tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên" gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện các tiêu chí cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" gắn với nội dung cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"…

Để hiện thực hóa các phong trào, cuộc vận động trên, chị Vi Thị Ân đã cùng gia đình khai hoang, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả, đào ao nuôi cá, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm… mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Chị Vi Thị Ân, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Nam Tiến, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Chị Vi Thị Ân, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Nam Tiến, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thời gian tới, với vai trò là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, tôi sẽ tiếp tục vận động chị em trong các thôn bản tích cực vận dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, nâng cao thu nhập cho gia đình, tích cực đóng góp xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo".
Từng trải qua các vị trí công tác đoàn thể như: Bí thư Đoàn Thanh niên xã, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, hiện tại là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Phú Lệ, anh Vi Đức Thái, dân tộc Thái, luôn thể hiện là một đảng viên bản lĩnh, sáng tạo trong công tác vận động quần chúng. Đặc biệt, với vai trò là Chủ tịch Mặt trận, anh Thái đã có nhiều đổi mới trong tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, anh còn được biết đến là một nghệ nhân góp phần bảo tồn và phát huy các bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Anh Vi Đức Thái, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Mặt trận là nơi tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc. Thời gian qua, chúng tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện an sinh xã hội, phát triển kinh tế, ổn định đời sống Nhân dân".

Là người đứng đầu cấp ủy, anh Hà Văn Thủy, Bí thư Đảng ủy xã Thiên Phủ đã phát huy kiến thức, kinh nghiệm, sự am hiểu về văn hóa, phong tục tập quán các dân tộc, tích cực xuống địa bàn, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để đưa Nghị quyết Đại hội các cấp vào cuộc sống. Anh Thủy đã chỉ đạo các chi bộ thôn bản tăng cường vai trò của Đảng viên, tiên phong, gương mẫu trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Từ một xã đặc biệt khó khăn của huyện, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã Thiên Phủ chỉ còn dưới 12%, đã thực hiện được 14/19 tiêu chí nông thôn mới.

Ông Hà Văn Thủy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Hà Văn Thủy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Với vai trò là Bí thư Đảng ủy, lãnh đạo tập thể thực hiện mục tiêu giảm nghèo, như: vận dụng các dự án, chương trình để hỗ trợ đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Vận động người dân mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những lao động có đủ sức khỏe tham gia học tập nghề, học tiếng để đi xuất khẩu lao động".
Thời gian qua, anh Phạm Bá Thuyền và chị Phạm Thị Nhung, người dân tộc Thái, ở thị trấn Hồi Xuân, được đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Quan Hoá ngưỡng mộ, bởi họ là tấm gương sáng trong nỗ lực vượt khó vươn lên xây dựng kinh tế gia đình, là doanh nhân dân tộc thiểu số điển hình, có nhiều đóng góp trong xây dựng nông thôn mới và tạo công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương.
Ông Phạm Bá Thuyền, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Thương mại Đức Tài, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trước đây, chúng tôi cũng chỉ là đơn vị sản xuất nhỏ lẻ, đến nay cũng đã phát triển được quy mô lớn hơn, tạo công ăn việc làm người dân trên địa bàn huyện. Hiện nay, đội ngũ người lao động trong doanh nghiệp chúng tôi ở trên địa bàn thị trấn và cả huyện là khoảng 40 người. Đơn vị chúng tôi hoạt động nhiều ngành nghề khác nhau, như: xưởng hàn, sản xuất gạch không nung, thực hiện các dự án xây dựng thôn bản, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn các huyện".
Hàng trăm, hàng ngàn cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, doanh nhân, nông dân, bí thư chi bộ, trưởng bản, người có uy tín… là người dân tộc thiểu số đã và đang nỗ lực hết mình hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao phó, tích cực sáng tạo trong lao động sản xuất, bảo vệ và phát triển quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Tuy nhiên, đến năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Quan Hóa vẫn còn 22,5%, trong số đó, tỷ lệ hộ nghèo trong cộng đồng dân tộc Thái và Mường chiếm 30% và dân tộc Mông là trên 90%. Chính vì vậy, tới đây, ngoài việc triển khai có hiệu quả các chính sách, dự án của Trung ương, của tỉnh, các cấp ủy, chính quyền huyện Quan Hóa cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy cao độ tinh thần đoàn kết của Nhân dân, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ Đảng viên, đặc biệt là những điển hình trong cộng đồng dân tộc thiểu số về phát triển kinh tế - xã hội, nhanh chóng đưa Quan Hóa ra khỏi huyện nghèo.

Bà Hà Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Bà Hà Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Quan Hóa luôn quan tâm thực hiện đầy đủ các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, các dân tộc thiểu số đã phát huy tinh thần đoàn kết, bình đẳng, giúp nhau cùng phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Những điển hình tiên tiến, người có uy tín trong cộng đồng đã phát huy được vai trò của mình, luôn gương mẫu, xuất hiện những gương "người tốt – việc tốt", tạo sức lan tỏa để cộng đồng dân cư học tập và làm theo".
Huyện Quan Hóa có 12 đại biểu được bầu tham dự Đại hội Dân tộc thiểu số cấp tỉnh lần thứ IV, năm 2024. Đó là những người đang đảm nhiệm vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các điển hình trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội… của địa phương.

Có thể thấy rằng, đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là các điển hình tiên tiến ngày càng có vị trí, vai trò rất lớn, có nhiều đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ tài nguyên, đảm bảo quốc phòng an ninh, tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Họ chính là những "bông hoa đẹp", lan tỏa những giá trị tích cực, khơi dậy tinh thần tự lực tự cường, ra sức xây dựng quê hương ngày càng ấm no và giàu đẹp.

Xã Giao An kiên quyết di dời các hộ dân có nguy cơ sạt lở cao
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết do ảnh hưởng của bão số 3, xã Giao An đã tiến hành rà soát và xác định trên địa bàn có 41 hộ dân với 164 nhân khẩu đang sinh sống tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao.

Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn diện rộng
Đến chiều tối ngày 22/7, bão số 3 đã đi vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, dự báo sẽ gây mưa lớn trên diện rộng.

Nhiều người dân chủ quan đánh bắt cá lúc nước dâng cao
Mặc dù đã được cảnh báo về nguy cơ của bão lũ do bão số 3 gây ra, nhiều người dân vẫn chủ quan đánh cá giữa mưa lũ.

Tổng hợp nhanh tình hình thiệt hại do bão số 3
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hoá vừa có báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tính đến 11h ngày 22/7.

Chủ động tiêu úng và giải toả ách tắc
Từ tối ngày 21/7 và ngày 22/7, trên địa bàn Thanh Hoá có mưa lớn, gây ngập úng nhiều diện tích lúa mùa và hoa màu. Các công ty thuỷ nông đã vận hành hết công suất các trạm bơm để kịp thời tiêu úng, bảo vệ cây trồng và sinh hoạt của Nhân dân.

Phường Hàm Rồng ứng phó với bão số 3
Tại phường Hàm Rồng, công tác ứng phó, khắc phục các sự cố do bão số 3 gây ra đang được khẩn trương thực hiện.

Phường Hạc Thành di dân do ảnh hưởng của bão số 3
Do một số khu vực bị ngập sâu, Phường Hạc Thành đã phải di dân đến nơi an toàn.

Mưa bão gây sạt lở, ngập lụt nhiều vị trí trên các tuyến giao thông
Theo tổng hợp của Sở Xây dựng Thanh Hóa, tính đến 14 giờ ngày 22/7, bão số 3 gây mưa lớn đã làm sạt lở, ngập lụt nhiều vị trí trên các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh.

Thanh Hoá chủ động ứng phó với bão số 3
Do ảnh hưởng của bão số 3 trong đêm ngày 21 và ngày 22/7, nhiều khu vực tại Thanh Hoá, đặc biệt là các xã ven biển có mưa to đến rất to. Các xã ven biển của tỉnh Thanh Hoá đã chủ động triển khai các phương án ứng phó, phòng chống bão, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do bão gây ra.

Công điện số 09 về khẩn trương triển khai công tác tiêu úng, chống ngập lụt
Để chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt sau bão số 3, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công điện khẩn số 09 ngày 22/7 yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương -Triển khai ngay phương án tiêu úng cho sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp, các tuyến đường giao thông.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.