Huyện Quan Sơn đẩy mạnh phát triển rừng bền vững
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quan Sơn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định, phát triển rừng bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Để thực hiện hiệu quả mục tiêu đó, trong những năm vừa qua, huyện Quan Sơn đã tập trung thực hiện các giải pháp bảo vệ diện tích rừng hiện có và đẩy mạnh trồng rừng. Đến nay, Quan Sơn trở thành huyện có độ che phủ rừng cao nhất toàn tỉnh, đạt gần 90%.
Xã biên giới Tam Lư, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế rừng nhờ đưa cây vầu trở thành cây chủ lực, giúp bà con hướng tới cuộc sống ấm no. Đến nay xã Tam Lư có tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 95%. Toàn xã có trên 5.000 ha diện tích cây lâm nghiệp, trong đó cây vầu trên 4.000 ha với trên 90% hộ dân thu nhập chủ yếu từ trồng vầu. Hàng năm cây vầu mang lại thu nhập cho người dân trong xã trên hàng trăm tỷ đồng.

Nhờ phát triển mạnh kinh tế từ cây vầu, năm 2018, xã Tam Lư đã trở thành xã biên giới vùng cao của tỉnh Thanh Hóa xây dựng thành công nông thôn mới. Hiện nay thu nhập bình quân của xã đạt trên 40 triệu đồng/người/năm. Kinh tế rừng đang góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân. Ông Vi Văn Thạnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tam Lư, huyện Quan Sơn cho biết hiện nay rừng đã mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cho nhiều hộ dân. Vì thế xã luôn coi việc phát triển và bảo vệ rừng là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng, từ đó làm tốt công tác bảo vệ rừng nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu về phát triển lâm nghiệp trên địa bàn.
Gia đình ông Vi Văn Piên, ở bản Hậu là một trong những hộ tiêu biểu về phát triển rừng ở xã Tam Lư. Gia đình ông Piên có 6 ha đất rừng. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, gia đình ông đã tập trung cải tạo diện tích rừng nghèo kiệt sang trồng mới rừng vầu, luồng. Đến nay, gia đình ông đã trồng được 3 ha vầu và 2 ha luồng và tiếp tục khoanh nuôi, bảo vệ 1 ha rừng tự nhiên.

Nhờ phát huy được tiềm năng, lợi thế từ đất rừng nên hàng năm gia đình ông đã có thu nhập trên hàng trăm triệu đồng từ nghề rừng, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho gia đình ông. Ông Vi Văn Piên cho biết nhờ tập trung trồng rừng nên đến nay gia đình ông đã có thu nhập từ rừng rất ổn định. Không chỉ nâng cao đời sống mà góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn có trên 7.000 ha đất lâm nghiệp. Xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong bảo vệ và phát triển rừng. Xã Tam Thanh đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng và chủ rừng để thực hiện việc tuần tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; phòng cháy, chữa cháy rừng; Vận động các hộ dân đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh diện tích đất trồng đồi núi trọc.

Đến nay, xã Tam Thanh có tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 91%; có 1.600 ha rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững. Ông Hà Văn Tựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn cho biết là xã giáp biên có diện tích rừng lớn, người dân chủ yếu sống từ nghề rừng, nên thời gian qua xã Tam Thanh đã đẩy mạnh nhiều biện pháp phát triển rừng bền vững. Bên canh đẩy mạnh việc trồng rừng, xã còn thực hiện tốt công tác bảo vệ.
Quan Sơn là huyện miền núi có 84 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Huyện có diện tích đất tự nhiên trên 92 nghìn ha, trong đó diện tích có rừng trên 85 nghìn ha. Để bảo vệ diện tích rừng, huyện Quan Sơn đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Hạt Kiểm lâm huyện Quan Sơn đã chỉ đạo kiểm lâm viên công tác địa bàn chủ động tham mưu cho Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã rà soát các khu vực trọng điểm về an ninh rừng, cháy rừng, xây dựng và triển khai thực hiện phương án bảo vệ rừng, phương án phòng cháy chữa cháy rừng theo phương châm "4 tại chỗ". Phối hợp với các địa phương thực hiện tốt trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm Lâm huyện Quan Sơn cho biết thời gian qua, đơn vị đã thực hiện tốt công tác phối hợp với chính quyền địa phương nên việc bảo vệ và chăm sóc rừng được thực hiện tốt, từ đó đã nâng cao được tỷ lệ che phủ rừng.
Một trong những bước đột phá trong quản lý, bảo vệ rừng ở Quan Sơn đó là huyện đã đẩy mạnh áp dụng thí điểm chương trình chuyển đổi từ quản lý rừng truyền thống sang quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế (FSC). Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao giá trị của rừng cũng như nâng cao được trình độ quản lý rừng, tiếp cận với trình độ chung của thế giới.

Với nhiều cách làm và tổ chức thực hiện bài bản, giờ đây diện tích rừng trên địa bàn huyện Quan Sơn đã khẳng định được giá trị. Rừng không chỉ có tác dụng to lớn về kinh tế xã hội mà còn có vai trò quan trọng cả trước mắt và lâu dài về bảo vệ môi trường sinh thái, điều hoà khí hậu, bảo vệ nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và đời sống của người dân. Ngày nay trước áp lực của tình hình biến đổi khí hậu, mưa nắng bất thường đe doạ cuộc sống con người, sự hiện diện của rừng có ý nghĩa to lớn góp phần tăng thêm chức năng phòng hộ và ứng phó với biến đổi khí hậu, một hiện tượng thời tiết khắc nghiệt mà cả nhân loại đang rất quan tâm tìm cách ứng phó, ngăn chặn.

PGS.TS Trần Ngọc Hải, Giảng viên Khoa Quản lý Tài nguyên Rừng và Môi trường – Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội
PGS.TS Trần Ngọc Hải, Giảng viên Khoa Quản lý Tài nguyên Rừng và Môi trường – Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội cũng khẳng định Quan Sơn có diện tích rừng vầu rất lớn. Trong những năm qua, huyện đã đẩy mạnh phục tráng và phát triển rừng vầu có hiệu quả. Cây vầu là họ tre nứa, có bộ rễ ngầm phát triển rất tốt, qua quá trình sinh trưởng, phát triển cũng góp phần giữ được nền đất và chống xói mòn, rửa trôi và giữ được nguồn nước ổn định.
Nhằm tiếp tục phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, huyện Quan Sơn đang tiếp tục tập trung nhiều giải pháp bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo vệ đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch sinh thái, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Sinh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Giai đoạn 2021 - 2025, huyện Quan Sơn sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân và các địa phương phát triển lâm nghiệp bền vững; phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư vào hoạt động phát triển rừng. Qua đó góp phần thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra, đó là đến năm 2025 tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 90%.

Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã tiếp cận thành công nhiều thị trường nước ngoài.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có các chỉ đạo về điều hành ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp những khó khăn, thách thức, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các giải pháp khơi thông dòng chảy tín dụng, sẵn sàng đưa nguồn vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

Kỳ vọng phát triển ngành tôm trong năm 2025
Năm 2025, ngành tôm tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.

Tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng
Giá vé máy bay trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng so với ngày thường. Do vậy, nhiều người dân đã chuyển hướng di chuyển bằng ô tô, tàu lửa và đặt tour theo nhóm để tiết kiệm chi phí.

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD tại Việt Nam
Nhiều tổ chức tài chính quốc tế dự báo giá USD sẽ chạm mốc 26.000 đồng, lãi suất duy trì mức thấp trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm 2025: xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2025 cả nước sẽ tăng lên 750.000 ha, sản lượng ước đạt 1,29 triệu tấn. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) dự báo năm 2025, xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD, tăng 10 - 15% so với năm 2024, nhờ sự phục hồi của thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và nhu cầu gia tăng đối với sản phẩm chế biến sâu.

Kích cầu tiêu dùng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Cùng với đầu tư và xuất khẩu, tiêu dùng là một trong ba động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Kích thích tiêu dùng sẽ góp phần hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong năm 2025. Do đó, tỉnh Thanh Hoá đang tập trung nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt trên 209 nghìn tỷ đồng trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.