Huyện Quan Sơn với công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống
Quan Sơn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa và là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử truyền thống. Với 4 dân tộc cùng chung sống, những năm gần đây, văn hóa các dân tộc ở Quan Sơn có sự giao thoa, du nhập những nét văn hóa của đời sống hiện đại, nhưng không vì thế mà làm mai một đi bản sắc riêng của địa phương. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Quan Sơn đã và đang thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong thời kỳ mới.
Tại lớp tập huấn, truyền dạy nghệ thuật trình diễn khèn bè, do Phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn phối hợp với nghệ nhân Cao Bằng Nghĩa triển khai thực hiện tại Nhà văn hóa bản Ngàm, xã Sơn Điện, hơn 40 học viên trên địa bàn huyện Quan Sơn được trang bị những kiến thức cơ bản về khèn bè, nghệ thuật trình diễn khèn bè. Đây là một trong những hoạt động của mô hình "Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số", thuộc dự án thứ 6 của "Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030".
Ông Hà Văn Ngơi, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi rất vui khi được tham gia lớp tập huấn này. Tôi được trang bị thêm nhiều kiến thức về khèn bè, nghệ thuật trình diễn khèn bè. Sau lớp tập huấn này, tôi cũng sẽ lan truyền đến nhiều người hơn nữa, góp phần gìn giữ nét văn hóa của dân tộc mình".

Trong hoạt động nghệ thuật quần chúng, việc bảo tồn nhạc cụ dân tộc là rất cần thiết, góp phần làm sinh động thêm đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, các nghệ nhân trình diễn nghệ thuật dân gian mong muốn được phát huy khả năng sử dụng nhạc cụ dân tộc và truyền dạy cho lớp trẻ, để con cháu sau này cảm thụ được vẻ đẹp của âm nhạc dân gian, trân quý và biết ứng dụng các loại nhạc cụ mà cha ông đã sáng tạo ra trong đời sống âm nhạc nói chung. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần làm tốt việc biểu dương những đơn vị, cộng đồng dân cư lưu giữ được truyền thống văn hóa dân tộc, tôn vinh những nghệ nhân tâm huyết, có nhiều công lao trong việc bảo tồn bản sắc dân tộc.

Nghệ nhân Cao Bằng Nghĩa, bản Khằm, Thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Nghệ nhân Cao Bằng Nghĩa, bản Khằm, Thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Được sự quan tâm của các cấp chính quyền huyện Quan Sơn, tôi đã cùng với các học viên cùng nhau trao đổi, nghiên cứu về văn hóa truyền thống dân tộc Thái. Qua lớp tập huấn, mọi người cùng nhau có ý thức hơn trong bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống".
Còn đây là một buổi sinh hoạt định kỳ của đội văn nghệ bản Păng, thị trấn Sơn Lư. Đến đây, các thành viên của đội lại có dịp chia sẻ những kinh nghiệm trong lao động, sản xuất; cùng nhau tập luyện những tiết mục văn nghệ, sẵn sàng cho những ngày lễ hội của địa phương hay ngày vui của gia đình, làng, bản… Cũng từ những buổi sinh hoạt như thế này, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc miền núi; những cách làm hay, sáng tạo trong phát triển kinh tế, việc bảo lưu, gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc... đã đến được với bà con. Mô hình hoạt động của làng văn hóa bản Ngàm (xã Sơn Điện), bản Păng (thị trấn Sơn Lư) trong những năm qua đã và đang được các cấp ủy, chính quyền ở Quan Sơn xem là những mô hình điểm để nhân rộng trên địa bàn toàn huyện. Đây cũng là cơ sở để thị trấn Sơn Lư nói riêng, huyện Quan Sơn nói chung hình thành nên các "Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ" ở tất cả các thôn, bản, góp phần tích cực vào việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn.

Chị Vi Thị Tin, thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, chúng tôi đã thành lập được đội văn nghệ, vừa góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống, lại vừa có thể phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống".
Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong thời kỳ mới, những năm qua, huyện Quan Sơn đã thực hiện có hiệu quả "Đề án bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc". Ngoài tập huấn, giới thiệu, truyền dạy khèn bè dân tộc Thái, huyện Quan Sơn còn tổ chức tập luyện, dàn dựng chương trình văn nghệ cho đội văn nghệ các xã Tam Thanh, Mường Mìn, Trung Hạ… với hàng trăm học viên tham gia; triển khai, thực hiện mô hình văn hóa "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái trong phát triển du lịch cộng đồng"; xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái tại bản Ngàm... Thông qua các hoạt động thực tiễn, việc xây dựng, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện Quan Sơn đã dần đi vào nền nếp, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của Nhân dân, góp phần cùng các địa phương hoàn thiện tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới.

Văn hoá phi vật thể của đồng bào dân tộc Thái, huyện Quan Sơn có nhiều loại hình dân ca, dân vũ như: hát khặp, hát ru, khua luống, cồng chiêng, các lễ hội Mường Xia; lễ hội mừng cơm mới; làm vía; đám cưới truyền thống… đều được Nhân dân gìn giữ. Với sự quan tâm của các cấp, ngành, sự đồng tình, ủng hộ của Nhân dân, hiện nay 100% thôn, bản đã thành lập và duy trì được các đội văn nghệ, thường xuyên tập luyện và tổ chức giao lưu giữa các đội văn nghệ trong bản, trong xã và các xã bạn, phục vụ nhiệm vụ chính trị khi có yêu cầu.
Cùng với dân ca dân vũ, các lễ tục, lễ hội, văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện Quan Sơn còn là những tinh hoa trong nghệ thuật ẩm thực, kiến trúc xây dựng nhà sàn, các nghề thủ công truyền thống… Việc khôi phục các nghề thủ công truyền thống như thêu thùa, dệt may, hay xây dựng các đặc sản ẩm thực địa phương thành sản phẩm OCOP, cũng góp phần giữ gìn tinh hoa văn hóa kết tụ từ nhiều đời và biến chúng thành sinh kế để có nguồn thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào.

Tục ngữ Thái có câu: "Úp bàn tay nên hoa, ngửa bàn tay thành bông", đó cũng là sự ngợi khen cho đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của người phụ nữ Thái. Từ đôi tay ấy, đã tạo nên những tấm thổ cẩm nổi tiếng khắp vùng. Cũng bởi vậy, từ lúc còn nhỏ, bà Lò Thị Thanh đã được mẹ dạy cho cách dệt vải thổ cẩm. Sau này lớn lên, cũng giống như tất cả các cô gái trong bản, bà Thanh tự dệt vải để may trang phục cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, việc sử dụng quần áo may sẵn rất tiện lợi, nên nhiều người ở bản Ngàm bỏ khung cửi, thế hệ trẻ lớn lên dần xa rời khung dệt. Trăn trở với việc "giữ lửa" và trao truyền nghề cho thế hệ sau, bà Lò Thị Thanh đã đến từng nhà vận động người dân khôi phục lại khung dệt và trực tiếp truyền dạy nghề cho các cô gái trẻ trong bản.
Bà Lò Thị Thanh, bản Ngàm, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Từ bé, tôi đã được các ông, bà dạy cho nghề dệt thổ cẩm. Trước thì chỉ để mọi người trong nhà dùng, giờ có thể bán cho khách du lịch, từng bước cải thiện đời sống gia đình".
Ông Lương Văn Chiên, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhằm phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, chúng tôi đã và đang cùng với bà con thực hiện tốt việc duy trì nghề dệt thổ cẩm, gắn liền với đó là phát triển du lịch cộng đồng, thông qua du lịch để quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống ấy".

Việc khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong những năm qua đã tác động rất lớn, góp phần tuyên truyền, giáo dục tới các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ về tình yêu quê hương, làng bản, lòng tự hào về dân tộc mình. Do vậy, trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua, đăng ký xây dựng cơ quan, làng bản, gia đình văn hóa với các tiêu chí, trong đó có việc tích cực vận động Nhân dân xây dựng, tu bổ nhà sàn, phát huy làng nghề dệt thổ cẩm, nghề làm rượu cần… Hiện nay Quan Sơn đang là địa phương có tỷ lệ hộ ở nhà sàn cao nhất trong các huyện miền núi, với trên 90%; nghề dệt thổ cẩm còn duy trì được ở tất cả các xã; nghề làm rượu cần được phát triển ở các địa phương như: Tam Thanh, Mường Mìn, Sơn Thủy, Sơn Điện… với hàng trăm hộ gia đình tham gia.
Ông Phạm Bá Lập, Phó Chủ tịch UBND xã Mường Mìn, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, những năm qua chúng tôi đã thực hiện tốt việc giữ gìn văn hóa truyền thống. Đó là, xây dựng các đội văn nghệ, thường xuyên tổ chức sinh hoạt, giao lưu; thực hiện bảo tồn chữ viết dân tộc Thái, gìn giữ nếp nhà sàn truyền thống".

Ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi tiếp tục làm tốt việc tham mưu cho huyện về công tác quản lý Nhà nước về văn hóa, hướng dẫn cho các địa phương tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, dân ca, dân vũ… Chúng tôi cũng tổ chức các hoạt động liên hoan văn hóa các dân tộc, trình diễn trang phục truyền thống; tiếp tục thực hiện dự án số 6 về Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch".
Không còn bó mình trong giới hạn của mỗi làng, bản, văn hóa truyền thống các dân tộc ở huyện Quan Sơn luôn được giới thiệu, quảng bá qua nhiều kênh thông tin khác nhau, từng bước lan tỏa đến với du khách trong và ngoài nước. Những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây được gìn giữ, phát huy, có sức lan toả rộng lớn, làm thay đổi diện mạo các bản làng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương.

Rừng Thông - Nơi in dấu chân Bác Hồ
Ngày 20/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa. 78 năm đã trôi qua, tình cảm, sự quan tâm và những lời chỉ dạy ân cần của Bác vẫn để lại dấu ấn sâu đậm, trở thành nguồn động lực mạnh mẽ để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh phấn đấu, nỗ lực, đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.

Những cánh tay nối dài
Hòa trong dòng chảy của báo chí cách mạng, Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh đã đi qua chặng đường 31 năm đầy tự hào, được đông đảo bạn đọc trong - ngoài tỉnh yêu mến và đánh giá cao, thậm chí vượt ra khỏi khuôn khổ của một tờ báo địa phương. Để có được tờ tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh dày dặn về nội dung, đổi mới về chất lượng và hình thức như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của Ban biên tập, còn có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cộng tác viên gồm những cây viết trong Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa, những người yêu văn học nghệ thuật trong tỉnh và cả các nhà văn, nhà thơ, nhà báo… từ mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài.

Không gian xanh yên bình
Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 30km, vườn dâu rộng lớn của gia đình chị Thuỳ Dung, ở xã Thọ Ngọc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là địa điểm check in vô cùng “hot” trong thời gian gần đây bởi không gian xanh với những bụi dâu chín mọng đang vào mùa thu hoạch.

Chờ đón Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước
Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7, với chủ đề “Đà Nẵng - Kỷ Nguyên Mới” với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước.

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên
Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"
Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân
Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường
Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025
Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.