văn hóa truyền thống
Hội nghị kết nối cung cầu nông sản thực phẩm và du lịch miền Tây Thanh Hoá năm 2024
Chiều 6/12, tại huyện Thường Xuân, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu nông sản thực phẩm và du lịch miền Tây Thanh Hoá năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Sơn La; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các tổ chức hội doanh nghiệp, hội du lịch, đơn vị lữ hành, nhà phân phối kinh doanh hàng hoá trên địa bàn tỉnh.
Hát văn trong dòng chảy văn hóa
Hát văn là loại hình diễn xướng mang màu sắc tâm linh, gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu. Trải qua thời gian, hát văn đã trở thành một nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc trong dòng chảy văn hóa của đất nước Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
Huyện Ngọc Lặc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Pồn Pôông
Lễ hội Pồn Pôông mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường Thanh Hóa. Tại Ngọc Lặc, nơi lễ hội Pồn Pôông được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân trên địa bàn huyện đã tích cực gìn giữ, để giá trị của lễ hội luôn được bảo tồn, phát huy trong đời sống cộng đồng.
Khai mạc Hội thi thể thao truyền thống dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa năm 2024
Sáng 16/11, tại bản Ngàm, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Uỷ ban Nhân dân huyện Quan Sơn tổ chức khai mạc Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá năm 2024.
Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương và đội ngũ nghệ nhân dân gian, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể còn mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho các địa phương.
Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam
Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam.
Việt Nam lọt top những điểm đến được yêu thích nhất trên thế giới
Mới đây, tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ Condé Nast Traveler đã công bố Giải thưởng Readers’ Choice Awards 2024, Việt Nam vinh dự được xếp trong danh sách 20 quốc gia được yêu thích nhất bởi du khách toàn cầu.
Về với Mường Đeng
Vùng cao xứ Thanh có nhiều lễ hội truyền thống độc đáo, đặc sắc, có thể kể đến như: Lễ hội Mường Ca Da (huyện Quan Hóa), lễ hội Mường Xia ( huyện Quan Sơn), lễ hội Bàn Bù (huyện Ngọc Lặc ), lễ hội Đình Thi (huyện Như Xuân)... Và không thể không kể đến là lễ hội Mường Đeng - lễ hội truyền thống đặc sắc ở xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh.
Giữ gìn nghề dệt bản Thái
Bộ quần áo truyền thống nam giới của dân tộc Thái rất ít xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều lý do khác nhau nhưng phần lớn là do nghề dệt, thêu thổ cẩm truyền thống đã dần mai một trong thời gian qua. Gần đây, nghề dệt thổ cẩm được khôi phục và phát triển, đã giúp cho đồng bào Thái có cơ hội tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tổ dệt thổ cẩm Táy Dó bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân là một ví dụ.
Hội làng trên đất Mường Đủ
Mường Đủ (nay thuộc xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành) vốn là một vùng đất rộng lớn nằm dọc theo con sông Bưởi. Đất Mường Đủ xưa kia chủ yếu là rừng rậm, trải qua thời gian, những người con dân tộc Mường nơi đây đã không ngừng mở mang, khai phá, tạo nên những xóm làng trù phú, đông vui, với những cánh đồng “chim bay mỏi giò, cò bay mỏi cánh”. Và cũng từ bao đời nay, người dân xã Thạch Bình vẫn luôn gìn giữ cho mình những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường thông qua các lễ nghi, phong tục, sinh hoạt ngày lễ tết, hội làng…
Công tác bảo tồn văn hóa ở huyện Quan Hóa
Huyện vùng cao Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa trước đây có tên gọi là Mường Ca Da. Đây là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống, gồm có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống là: Thái, Mường, Kinh, Hoa và Mông. Những năm qua, huyện Quan Hóa đã thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng về công tác bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới, làm nguồn nội sinh và động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những ngôi chùa thiêng xứ Thanh
Xứ Thanh, mảnh đất địa linh nhân kiệt không chỉ có rừng vàng núi bạc, mà nơi đây còn có những ngôi chùa linh thiêng, mang trong mình những nét đẹp riêng và những câu chuyện đặc biệt.
Triển lãm Mỹ thuật Bắc miền Trung - Điểm tham quan dịp nghỉ lễ 2/9
Triển lãm Mỹ thuật Khu vực IV, Bắc miền Trung lần thứ 29 đang diễn ra tại Trung tâm Triển lãm – Hội chợ - Quảng cáo, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa. Đây là một điểm đến trong dịp nghỉ lễ 2/9.
Phát huy vai trò của Nhân dân trong gìn giữ văn hóa truyền thống
Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có trên 1 triệu cư dân sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có 600.000 người, gồm các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ mú… Những năm qua, việc bảo tồn truyền thống văn hóa tốt đẹp, quý giá của các dân tộc đã được các cấp chính quyền, cơ quan chuyên ngành tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm. Vai trò của chính đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc tham gia bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình đã được phát huy.
Bản Bút làm du lịch
Được thiên nhiên ban tặng cảnh sắc tươi đẹp, gắn liền với bản sắc riêng, bản Bút, xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa đã và đang được biết đến là điểm du lịch sinh thái cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái.