Huyện Thọ Xuân xây dựng nhãn hiệu tập thể
Việc đăng ký nhãn hiệu luôn được xem là “giấy khai sinh” cho các sản phẩm nông sản, bảo đảm các điều kiện truy xuất nguồn gốc, có sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó, thời gian qua chương trình phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp đã từng bước được huyện Thọ Xuân quan tâm tạo dựng.
Được sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Khoa học và Công nghệ, từ năm 2021 đến năm 2023, huyện Thọ Xuân thực hiện Dự án: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể bưởi "Bắc Lương" cho sản phẩm quả bưởi của huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, xã Bắc Lương có hơn 40 ha trồng bưởi Diễn, bưởi đường đào, trong đó có 15 ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP với 35 hộ tham gia. Qua quá trình thâm canh và chọn giống đã tạo ra các dòng tốt nên cho quả vị ngọt đậm, mùi thơm đặc trưng, màu sắc, mẫu mã đẹp… Để nâng cao giá trị sản phẩm, huyện Thọ Xuân đã quy hoạch, phát triển vùng cây ăn quả tập trung, trong đó có cây bưởi Diễn, cung cấp các sản phẩm với số lượng lớn theo hướng hàng hóa. Đồng thời, hướng dẫn nông dân đổi mới quy trình thâm canh, áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất tiên tiến như: chọn giống chất lượng cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, định hướng hữu cơ... Năm 2023, Bưởi Diễn Bắc Lương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể. Với việc được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Bưởi Bắc Lương - đậm vị xứ Thanh" cho sản phẩm đồng nghĩa với việc được Nhà nước bảo hộ, chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Thôn Mỹ Thượng, xã Bắc Lương huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ năm 2023, sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn, các chủ thể luôn luôn chăm sóc làm sao cho đảm bảo, quản lý bao bì, tem nhãn cũng tốt hơn, tránh chà trộn sản phẩm không đạt chất lượng".
Ông Lê Đình Đạo, Phó Chủ tịch UBND xã Băc Lương huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Địa phương tăng cường công tác quảng bá và giới thiệu sản phẩm trên thị trường tiêu thụ. Mở rộng các vùng sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật và tập huấn cho bà con Nhân dân về quy trình sản xuất để sản phẩm được tăng năng suất".
Để xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản, xây dựng nhãn hiệu tập thuể huyện Thọ Xuân đã huy động các nguồn lực từ Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thanh Hóa về tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm chủ lực và sản phẩm gắn với chương trình OCOP của tỉnh. Bên cạnh đó, huyện ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Đến nay, ngoài sản phẩm Bưởi Bắc Lượng, huyện Thọ Xuân đã xây dựng được 1 bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Luận Văn và 3 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm Bánh Gai Tứ Trụ, bánh lá răng bừa, Cam Xuân Thành.
Ông Lê Hữu Lâm, Chủ cơ sở bánh gai Lâm Thắm, xã Thọ Diên huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Gia đình tôi xây dựng được thương hiệu cá nhân của bánh gai Lâm Thắm. Chúng tôi rất mừng vì làm thêm được sản phẩm OCOP 4 sao, bán được hàng rất nhiều".
Bà Lê Thị Dung, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian tới, để tiếp tục khai thác và phát huy hơn nữa nhãn hiệu tập thể, huyện Thọ Xuân tiếp tục quản lý chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể thông qua việc kiểm tra, giám sát sử dụng hệ thống tem, nhãn, bao bì. Hỗ trợ hội tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đưa sản phẩm tham gia các hội chợ thương mại; đồng thời đăng tải sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu tập thể lên website… Tiếp tục xây dựng nhãn hiệu tập thể với các sản phẩm chủ lực, truyền thống của huyện".
Việc xây dựng và được các cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể đã khó, song duy trì, phát triển sau bảo hộ còn khó khăn hơn. Bởi, nhãn hiệu tập thể mang tính cộng đồng, nếu không có sự kết nối, duy trì thì khó có thể phát huy sức mạnh của tập thể. Do đó, để phát triển bền vững nhãn hiệu tập thể sau bảo hộ, huyện Thọ Xuân tiếp tục nâng cao chất lượng các sản phẩm, tăng cường giới thiệu và trưng bày sản phẩm, kết nối cung cầu, hỗ trợ đăng tải sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu tập thể trên các website. Bên cạnh đó, các hiệp hội, hội, Hợp tác xã đại diện, chủ sở hữu nhãn hiệu tiếp tục tăng cường công tác quản lý hội viên, quản lý chất lượng sản phẩm đã được đăng ký.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.