Huyện Thọ Xuân xây dựng sản phẩm OCOP từ các nghề, làng nghề truyền thống
Thọ Xuân không chỉ được biết đến là mảnh đất địa linh nhân kiệt mà còn có nhiều nghề, làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm. Những năm qua, huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các xã, thị trấn duy trì và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống. Đến nay, nhiều sản phẩm của các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Xã Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân - nơi có nghề làm nón lá truyền thống được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thu nhập từ nghề làm nón lá tuy không cao nhưng ổn định, lại tranh thủ thời gian nhàn rỗi và người ngoài độ tuổi lao động cũng có thể làm nghề. Vì vậy, xã Thọ Lộc hiện có gần 400 hộ duy trì nghề làm nón, giải quyết việc làm cho hơn 1500 lao động địa phương, tập trung chủ yếu ở các thôn 3 và thôn 4, với thu nhập trung bình từ 2-3 triệu đồng/người/tháng.
Tháng 6 năm 2022, làng nghề làm nón của thôn 3 và thôn 4 xã Thọ Lộc đã được công nhân là 2 làng nghề truyền thống của huyện Thọ Xuân, cùng với đó, sản phẩm nón lá Thọ Lộc cũng đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Hiện nay, nón lá Thọ Lộc đã được người tiêu dùng trong cả nước biết đến.
Ông Hoàng Ngọc Thơm, Chủ tịch Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân cho biết: "Sau khi nón Thọ Lộc được công nhận là làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP 3 sao sản phẩm của chúng tôi bán chạy hơn, chúng tôi đã đưa ra thị trường nhiều mẫu mã hơn để khách hàng có được nhiều sự lựa chọn".
Trên địa bàn huyện Thọ Xuân hiện có 05 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận, gồm: Làng nghề bánh gai, xã Thọ Diên; làng nghề bánh lá, xã Xuân Lập; Làng nghề truyền thống làm nón lá xã Thọ Lộc; Làng nghề truyền thống làm miến gạo, thôn Phú Cường, xã Phú Xuân.
Với mục tiêu duy trì và bảo tồn các nghề, làng nghề truyền thống, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, huyện Thọ Xuân đã ưu tiên một phần kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương của các làng nghề. Huyện cũng đã xây dựng đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các cụm công nghiệp giai đoạn 2021- 2025, trong đó, có cơ chế hỗ trợ kinh phí 200 triệu đồng/năm để phát triển nghề truyền thống và 2 tỷ đồng cho 1 làng nghề.
Đến nay, huyện Thọ Xuân đã có 22 sản phẩm OCOP, trong đó có sản phẩm 21 sản phẩm OCOP 3 sao và 1 sản phẩm OCOP 4 sao. Từ đó, đưa Thọ Xuân trở thành huyện dẫn đầu của tỉnh về sản phẩm OCOP.
Ông Lê Hữu Lâm, Chủ cơ sở bánh gai Lâm Thắm, huyện Thọ Xuân cho biết thêm: "Từ khi làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống và sản phẩm bánh gai được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao bánh gai của chúng tôi được nhiều người biết đến".
Với sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự nỗ lực của người dân, các làng nghề truyền thống của huyện Thọ Xuân vẫn phát huy được giá trị, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân.
Doanh nghiệp vượt khó giữ vững thị trường
Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung còn nhiều yếu tố bất lợi, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp đã chủ động trong sản xuất kinh doanh, giữ vững thị trường.
Doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh trên thị trường
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phục vụ người tiêu dùng được tốt hơn, tạo sự cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
8 tháng năm 2024: Cả nước xuất khẩu gạo đạt gần 4 tỷ USD
Trong 8 tháng năm 2024, cả nước đã xuất khẩu gạo đạt gần 4 tỷ USD, tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm 2023. Sản lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 6 triệu tấn, tăng gần 6%. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với đà tăng nhập khẩu của các đối tác, xuất khẩu gạo của Việt Nam kỳ vọng cán mốc khoảng 8 triệu tấn trong năm nay, thu về hơn 5 tỷ USD.
Giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội còn chậm
Bộ Xây dựng cho biết, đến nay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội mới giải ngân được trên 1.300 tỷ đồng, trong đó hơn 1.250 tỷ đồng cho các chủ đầu tư vay, gần 50 tỷ đồng cho người mua nhà vay.
Nông dân huyện Thọ Xuân khẩn trương gặt lúa mùa tránh bão
Để chủ động ứng phó với diễn biến của cơn bão số 3 và mưa lớn trong những ngày tới, huyện Thọ Xuân đã rà soát, kiểm tra phương tiện vật tư, sẵn sàng xử lý khi có tình huống xảy ra. Đồng thời, huy động nhân lực, phương tiện khẩn trương thu hoạch diện tích lúa mùa đã chín.
Thanh Hóa thu hoạch gần 24.000 ha lúa mùa
Theo báo cáo nhanh của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, để chủ động ứng phó với bão số 3, tính đến 8h30 ngày 06/9, toàn tỉnh đã thu hoạch được gần 24 nghìn ha lúa mùa.
Xuất khẩu sắt thép có tín hiệu tích cực tại các thị trường
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu sắt thép đang có tín hiệu tích cực, với dự kiến mức tiêu thụ thép tăng 6,4% đạt gần 21,6 triệu tấn. Bên cạnh đó, xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm sẽ tăng 12%, lên gần 13 triệu tấn trong năm nay.
Yên Định phấn đấu có 1.500 ha cây trồng vụ đông được liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
Vụ đông năm 2024 - 2025, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa gieo trồng 4.800 ha cây trồng trở lên, trong đó có 1.900 ha cây ngô, trên 100 ha cây đậu tương, 1.490 ha rau đậu các loại... Huyện đã xây dựng kế hoạch có 1.500 ha cây trồng vụ đông liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhằm ổn định giá trị sản phẩm.
Hơn 125.000 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông – lâm - thủy sản
Tính đến cuối tháng 8 năm 2024, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông - lâm - thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt hơn 125.000 tỷ đồng. Hiện, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại chú trọng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực nông - lâm - thủy sản.
Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và 3 ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.