Indonesia – Việt Nam giao lưu văn hóa thông qua vải Batik và dệt thổ cẩm
Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội phối hợp với Tập đoàn Trung Nguyên Legend tổ chức chương trình Giao lưu tìm hiểu về vải Batik và dệt thổ cẩm của người Ê Đê tại Bảo tàng Thế giới Cà phê, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk từ ngày 21 đến 23-12 năm 2018.
Sự kiện nhằm giới thiệu vải Batik của Indonesia và dệt thổ cẩm của người dân tộc Ê đê tới khách thăm quan du lịch.
Indonesia và Việt Nam đều nổi tiếng về cà phê. Cả hai đều nằm trong top 5 các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới. Bên cạnh sự tương đồng đó, Indonesia và Việt Nam cũng chia sẻ những di sản phong phú từ các cộng đồng đa dân tộc trên đất nước của mình, trong đó có sự kế thừa thể hiện trên của trang phục và vải truyền thống. Batik của Indonesia đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể thế giới của UNESCO năm 2009.
Sự kiện diễn ra trong ba ngày được chia thành 5 buổi trải nghiệm, mỗi buổi trong 2 tiến. Hai nghệ sĩ Batik người Indonesia, bà Nurul Kartika Sari và bà Miliana Ragil Sumirat trong bộ váy truyền thống kebaya và Batik của họ đã trình diễn cho khán giả về cách làm Batik. Khán giả mà hầu hết trong số họ là phụ nữ rất say mê khi cố gắng tạo ra miếng vải Batik của riêng họ từ khi bôi sáp vào hình vẽ trên vải bằng cách sử dụng bút "canting", cây bút dùng để vẽ sáp cho đến bước cuối cùng của quá trình là nhuộm vải.
Trong buổi trải nghiệm, khán giả cũng được giới thiệu về nghề dệt thổ cẩm của người Ê Đê bởi hai nghệ nhân thổ cẩm, cô H'yam Bkrong và cô H 'Soat Eban. Quá trình bắt đầu với việc sắp xếp các sợi để tạo ra các họa tiết mong muốn sau đó dệt nó thật chặt mới tạo ra tấm vải tốt.
Chương trình là cơ hội trao đổi văn hóa giữa các nghệ nhân Indonesia và Việt Nam trong khi hai nghệ sĩ có thể học hỏi lẫn nhau trong việc tạo ra các loại vải đặc trưng của khu vực của họ.
Sau khi thử dệt vải thổ cẩm, Chị Nurul nói rằng cả thổ cẩm của người Ê Đê và Batik cần phải được làm cẩn thận để tạo ra một sản phẩm tinh xảo. Cô H'yam Bkrong đã chia sẻ cảm giác tương tự của mình sau khi thử Batik rằng các nghệ nhân làm cả hai loại vải cần phải kiên nhẫn. Cô nói thêm rằng các họa tiết trên vải batik và vải thổ cẩm tượng trưng cho sự phong phú của văn hóa từ hai quốc gia.
Indonesia và Việt Nam năm nay kỷ niệm 63 năm quan hệ ngoại giao, hai nước cũng là đối tác chiến lược của nhau. Chương trình này là nỗ lực của Đại sứ quán nhằm thúc đẩy và tăng cường quan hệ ngoại giao nhân dân qua khía cạnh văn hóa.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thành Nhà Hồ - giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho muôn đời
Thành nhà Hồ - công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt, chứa đựng biết bao điều bí ẩn và những huyền tích. Không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh, Thành nhà Hồ còn là một trong những đại diện tiêu biểu cho bản sắc văn hóa và tinh hoa trí tuệ người Việt trên “bản đồ văn hóa” nhân loại. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu chuyện về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời...

Huyện Hoằng Hóa tăng cường quảng bá du lịch qua các nền tảng số
Huyện Hoằng Hóa vừa đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, người dân và du khách.

Thành phố Sầm Sơn đảm bảo an toàn cho du khách.
Đô thị du lịch biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá hấp dẫn du khách không chỉ bởi bãi biển đẹp, cơ sở hạ tầng hiện đại, sản phẩm, dịch vụ đa dạng… mà còn bởi môi trường du lịch ngày càng an toàn, thân thiện. Cấp uỷ, chính quyền, các lực lượng chức năng đã và đang không ngừng nỗ lực vì một Sầm Sơn ngày càng đẹp hơn trong lòng du khách.

Chiều ngang qua phố
Có một mùa hạ rất xanh, trong lành nơi ánh mắt. Đó là những buổi chiều mùa hạ về ngang qua thành phố mà nắng chưa đủ gắt gỏng, và mưa cũng chẳng thể dữ dội, ồn ào… Mỗi con đường, góc phố nơi đây đều mang những nét đẹp rất riêng của chiều tháng 5 yên lành, dịu mát.

Tăng cường quản lý thị trường tại các khu du lịch biển
Thanh Hoá đang bước vào cao điểm mùa du lịch biển 2025, kéo theo đó là nhu cầu mua sắm, sử dụng các dịch vụ, hàng hoá tại các khu, điểm du lịch tăng cao. Nhằm tạo dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường quản lý thị trường, bình ổn giá, ngăn chặn các hành vi chèo kéo, ép khách.

Các điểm đến tại thành phố thu hút đông đảo du khách dịp nghỉ lễ
Trong 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm du lịch, vui chơi giải trí tại Thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt là với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá thu hút đông đảo khách những ngày lễ
Ngoài các khu du lịch biển, sinh thái cộng đồng, văn hoá tâm linh và các khu vui chơi giải trí trên toàn tỉnh thì 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đón hơn 10 nghìn khách đến tham quan
Theo thống kê, trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ, từ 30/4 đến 2/5, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đã đón khoảng 10.000 lượt khách, trung bình mỗi ngày trên 3000 lượt, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Sáng 2/5, Xá lợi Phật về tới Việt Nam
Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung thỉnh từ Ấn Độ vừa về tới sân bay Tân Sơn Nhất sáng 2/5.

Các điểm đến vui chơi, giải trí của Nghi Sơn thu hút du khách dịp nghỉ lễ
Du khách khi đến thị xã Nghi Sơn,, sau khi hòa mình vào nắng gió ở biển Hải Hòa, vi vu Bãi Đông hoang sơ còn được khám phá nhiều trải nghiệm thú vị với các khu, điểm du lịch có các loại hình vui chơi, giải trí hấp dẫn. Trong ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ, thời thiết nắng nhẹ, đây là yếu tố rất thuận lợi để các điểm đến này thu hút đông đảo du khách.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.