Kết nối, hợp tác phát triển doanh nghiệp khu vực miền núi Thanh Hóa
Các doanh nghiệp khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường kết nối, hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp được xem là giải pháp quan trọng để thúc đẩy giao thương, mở rộng và phát triển thị trường, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh bền vững.
Các doanh nghiệp khu vực miền núi của tỉnh chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng nông, lâm sản; cơ khí, vật liệu xây dựng, thương mại dịch vụ, hàng tiêu dung... Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu kết nối, hợp tác với nhau để cùng phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong đó, hội doanh nghiệp các huyện chính là cầu nối, là nơi tập hợp, gắn kết hội viên bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả.

Nhiều chương trình như: xúc tiến đầu tư, kết nối giao thương; tham quan, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm tại các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đã thu hút sự tham gia của đông đảo hội viên. Các chương trình kết nối của hội doanh nghiệp các huyện miền núi đã chú trọng đổi mới về nội dung, hình thức; tập trung trao đổi những vấn đề mà doanh nghiệp đang quan tâm.

Ông Lê Chí Kỳ, Chủ tịch Hội doanh nghiệp huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Chí Kỳ, Chủ tịch Hội doanh nghiệp huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Việc giao lưu này rất bổ ích, mang lại kết nối, nắm bắt đc tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, qua đó tuyên truyền cho các hội viên đủ tiềm năng phù hợp với địa phương để kết nối lại, có hoạch định đầu tư những gì trong khả năng của mình".
Trong năm 2023, với vai trò của mình, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình cũng đã thường xuyên phối hợp với hội doanh nghiệp các huyện miền núi của tỉnh tổ chức các hoạt động gặp gỡ giao thương, khảo sát môi trường đầu tư kinh doanh, kết nối doanh nghiệp hội viên với chính quyền địa phương. Thông qua đó, không chỉ kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp mà còn còn tạo ra sự tương tác, hỗ trợ giúp đỡ nhau, tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh, khai thác và phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của địa phương để phát triển.

Giải pháp giữ dòng vốn FDI trong biến động thuế quan
Những biến động về chính sách thuế quan trên toàn cầu được đánh giá sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Tuy nhiên điểm sáng là trong quý 1 và đầu tháng 4 năm nay, Việt Nam vẫn đang ghi nhận lượng vốn FDI thực hiện tăng trưởng tích cực. Nhiều giải pháp đang được Chính phủ và các địa phương triển khai để giữ được nhịp tăng trưởng FDI trong các quý tiếp theo.

Đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để khơi thông dòng vốn ngay từ đầu năm, tránh tình trạng tăng trưởng chậm, thậm chí bị âm như những năm trước.

Hộ kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử
Từ 1/6 tới đây, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế. Đây là quy định tại Nghị định số 70 của Chính phủ.

Tiếp tục thí điểm dịch vụ Mobile - Money đến hết năm 2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 87 về việc gia hạn thời gian thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm
Thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhiều công trình do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải vật liệu với giá cao.

Hiệu quả liên kết sản xuất khoai tây vụ Đông xuân
Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị. Việc liên kết này đã giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP
Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.

Xuất khẩu gạo đón tín hiệu tích cực
Sau thời gian dài giảm sâu, từ đầu tháng 3/2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.

Nhiều ngân hàng đẩy mạnh tín dụng ưu đãi cho nông, lâm, thuỷ sản
Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, với doanh số cho vay lên tới 100.000 tỷ đồng.

Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.