Kết nối thông tin, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
Cùng với tập trung sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Thanh Hóa rất chú trọng thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ, kết nối giao thương, hợp tác đầu tư. Theo các doanh nghiệp, đây là cơ hội tốt để tìm hiểu thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm, mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Công ty TNHH Công nghiệp Intco Việt Nam tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn là doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao về tận dụng tuần hoàn tái chế nhựa và tận dụng nhựa tái tạo để sản xuất sản phẩm trang trí nội thất, bao gồm các loại khung tranh và các loại thanh khung, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường. Dù mới đầu tư và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại thị trường Thanh Hóa, song đơn vị đã rất chú trọng các hoạt động kết nối, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu liên kết, hợp tác, mở rộng không gian phát triển doanh nghiệp.
Ông Trình Đại Vỹ, Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp Intco Việt Nam, cho biết: "Các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến tham quan nhà máy sẽ hiểu hơn về công ty chúng tôi, về các giai đoạn xây dựng và đầu tư tại Thanh Hóa cũng như nắm bắt quy trình sản xuất, các sản phẩm chủ yếu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chúng tôi mong muốn được kết nối với các doanh nghiệp trong tỉnh, tăng cường trao đổi thông tin về thị trường lao động, thị trường xuất khẩu và tiêu thụ hàng hóa của nhau tốt hơn".
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hình thành hàng chục tổ chức Hội, Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng. Trong quá trình hoạt động, các Hiệp hội, ngành hàng đều đã tổ chức các chương trình giao lưu, kết nối trao đổi thông tin giữa các thành viên trong hiệp hội với nhau; kết nối doanh nghiệp hội viên với chính quyền địa phương. Nhiều diễn đàn, hội thảo, giao lưu hợp tác đầu tư, giới thiệu quảng bá sản phẩm cũng được tổ chức. Thông qua những hoạt động này, các doanh nghiệp trong cùng hiệp hội, ngành hàng được chia sẻ, nắm bắt những thông tin về thị trường, quản trị doanh nghiệp; trọng tâm là các giải pháp về sắp xếp và cơ cấu lại hoạt động sản xuất; nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Cùng với đó, doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo trong chiến lược điều hành nhằm giữ vững ổn định tình hình sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động; cùng trao đổi, chia sẻ các giải pháp tăng cường liên kết, hợp tác với các đối tác, khách hàng, nắm bắt cơ hội đầu tư, kinh doanh, phát triển sản phẩm mới, khai thác thị trường mới.
Ông Nguyễn Duy Phan, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa, cho biết: "Tham gia các hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp, công ty được kết nối với nhiều doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh, tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường của đơn vị".
Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nhu cầu trao đổi thông tin, giao thương kết nối, mở rộng quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp, các Hiệp hội, ngành hàng ngày càng nhiều. Do đó, việc các tổ chức hội, hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hóa tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ kết nối sẽ giúp các doanh nghiệp hội viên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm được những cơ hội đầu tư, gặp gỡ đối tác, bạn hàng mới. Qua đó, thúc đẩy liên kết hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh, quảng bá giao thương, nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng đối tác, thu hút đầu tư, từ đó, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng phát triển.
Nhiều yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025
Các chuyên gia kinh tế nhận định: Năm 2025, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội đang mở ra. Nếu Việt Nam tận dụng tốt những cơ hội thì mục tiêu tăng trưởng khoảng 8% là có thể đạt được.
Ưu tiên nguồn vốn tín dụng phát triển kinh tế tại địa phương
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hoá, đến hết năm 2024, tổng dư nợ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt trên 220 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, tổng nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thấp hơn 1,5% tổng dư nợ.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Thanh Hóa duy trì đà tăng trưởng
Xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực. Nắm bắt cơ hội này, các các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa đã đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ đó, trong năm qua, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa đã duy trì được đà tăng trưởng, mang lại hiệu quả và giá trị trong hoạt động xuất khẩu.
Phát triển doanh nghiệp cung ứng kết nối chuỗi sản xuất toàn cầu
Thiết lập chương trình phát triển doanh nghiệp cung ứng nhằm nâng cao năng lực, tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Đây là một trong những khuyến nghị chính sách của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng để hưởng lợi nhiều hơn từ xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp phục hồi, quay trở lại hoạt động
Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi của doanh nghiệp, thể hiện qua số liệu về các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.
Phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong quý 1 năm 2025
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quý 1 năm 2025 phải hoàn thành phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 360 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2024 - Thanh Hóa nỗ lực vượt khó, từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối
Năm 2024 tiếp tục là một năm mà ngành giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do sự biến động của giá cả nguyên vật liệu xây dựng, thiếu hụt nguồn vật liệu san lấp mặt bằng và ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ. Tuy nhiên, nhận thức rõ vai trò của hệ thống hạ tầng giao thông đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, các ngành, địa phương, đơn vị liên quan đã nỗ lực khắc phục khó khăn, triển khai các dự án đầu tư giao thông đảm bảo yêu cầu về tiến độ và chất lượng.
Thanh Hóa: Phát triển kinh tế số chưa được như kỳ vọng
Thực hiện Nghị quyết số 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hạ tầng viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế số một số ngành, lĩnh vực còn chậm, dẫn đến tốc độ phát triển của lĩnh vực này chưa được như kỳ vọng.
Hội nghị khách hàng Công ty cổ phần Tập đoàn Wingroup
Mới đây, tại Thành phố Thanh Hoá, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Wingroup đã tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Thanh Hóa mở rộng liên kết sản xuất cây khoai tây vụ Đông xuân
Trong vụ đông xuân 2024 - 2025, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, người dân đã mở rộng diện tích trồng khoai tây theo hình thức liên kết chuỗi giá trị. Đây là cơ hội để nâng cao gía trị kinh tế trên đơn vị canh tác, tăng thu nhập, người dân yên tâm về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.