ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Khả năng Israel "bắt bài" rồng lửa S-300 của Nga tại Syria

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 do Nga triển khai tới Syria có thể gây khó khăn cho các cuộc không kích của Israel, song Tel Aviv được cho là có đủ khả năng để chặn đứng "rồng lửa" của Moscow.

26/09/2018 17:29

 

Hệ thống phòng không S-300 của Nga (Ảnh: Reuters)
Hệ thống phòng không S-300 của Nga (Ảnh: Reuters)

Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/9 thông báo kế hoạch nâng cấp năng lực phòng không của Syria bằng hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 hiện đại do Moscow sản xuất. Ngoài việc triển khai S-300, Nga cũng trang bị các hệ thống liên lạc, radar và định vị vệ tinh tại Syria nhằm giúp lực lượng phòng không Syria phát hiện chính xác các mục tiêu trước khi phóng tên lửa, tránh để xảy ra sự cố bắn nhầm máy bay Nga như vụ việc vừa qua.

Động thái trên của Nga đánh dấu sự căng thẳng mới nhất trong mối quan hệ nhiều sóng gió giữa Nga và Israel kể từ khi máy bay trinh sát Il-20 của Moscow bị phòng không Syria bắn rơi hồi tuần trước. Tuy nhiên theo trang tin Times of Israel, mối đe dọa lớn nhất đối với Israel không nằm ở các vũ khí lợi hại do Nga trang bị cho Syria, mà ở mối quan hệ có nguy cơ đổ vỡ giữa hai nước.

Mối quan hệ sóng gió

Từ thập niên 1960 và 1970, Israel buộc phải chấp nhận một thực tế rằng, Nga ngày càng có nhiều động thái đi ngược lại với lợi ích của Israel. Mặc dù Nga hiện cung cấp nhiều loại vũ khí cho các đối thủ của Israel, bao gồm các thương vụ bán S-300 cho Iran, song Israel nhìn chung vẫn cho rằng đây chỉ đơn thuần là hoạt động kinh doanh vũ khí của Nga, chứ không xuất phát từ động cơ riêng tư nào khác.

Nhận thức của Israel về Nga có thể thay đổi sau cuộc khủng hoảng liên quan tới vụ máy bay Il-20 bị bắn rơi. Sự thay đổi này diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào cách xử lý của cả Israel, Nga và Mỹ. Nhiều ý kiến cho rằng các động thái của Nga hiện nay đã cho thấy thái độ “thù hằn” rõ ràng nhất của Moscow đối với Israel từ sau Chiến tranh Lạnh.

Suốt 5 năm qua, Nga từng nhiều lần dọa bán tổ hợp S-300 cho Syria, tuy nhiên sau đó đều rút lại kế hoạch vì “nể mặt” Israel, và đôi khi cả Mỹ.

Với tầm hoạt động 250 km, tổ hợp phòng không S-300 hiện đại hơn nhiều so với tổ hợp S-200 mà quân đội Syria đang sử dụng. Nga cho biết sẽ cung cấp từ 2-4 tổ hợp S-300 cho Syria và sẵn sàng cung cấp thêm nếu cần thiết. Theo truyền thông Nga, các tổ hợp này sẽ được triển khai tại bờ biển phía tây của Syria và khu vực phía tây nam gần biên giới Israel và Jordan. Cả hai khu vực này đều là những nơi lực lượng không quân Israel tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu tại Syria.

Nga hiện vẫn chưa tiết lộ mẫu S-300 nào trong số nhiều phiên bản với các tầm hoạt động khác nhau sẽ được đưa tới Syria. Tuy nhiên, ngay cả hệ thống radar được trang bị trên phiên bản chất lượng thấp nhất của S-300 cũng đủ khả năng giám sát các chuyến bay ở khu vực phía bắc Israel, thậm chí cả các chuyến bay dân sự cất và hạ cánh xuống sân bay quốc tế Ben Gurion (Israel). Điều này còn phụ thuộc vào vị trí S-300 được triển khai trên lãnh thổ Syria.

Năng lực không quân Israel

Máy bay chiến đấu F-35 (Ảnh: Sputnik)
Máy bay chiến đấu F-35 (Ảnh: Sputnik)

Đối với Israel, hệ thống phòng không S-300 là một rào cản lớn, song vẫn có thể khắc chế được ở Syria - nơi Israel thường xuyên tiến hành các cuộc không kích ném bom các cơ sở và kho vũ khí của Iran và một đồng minh của Iran là nhóm Hezbollah.

Mặc dù tổ hợp S-300 (NATO gọi là SA-10) uy lực hơn nhiều so với hệ thống phòng không S-200 (hay còn gọi là SA-5) hiện thời của Syria, song lực lượng không quân Israel đã chuẩn bị cho kế hoạch đối phó với S-300 từ hàng chục năm nay.

Nhiều đồng minh của Israel đã vận hành S-300. Không quân Israel được cho là đã được tham gia huấn luyện để đối phó với tổ hợp S-300 của Hy Lạp trong các cuộc tập trận không quân chung giữa hai nước từ nhiều năm qua.

Israel cũng “tự hào” vì sở hữu phi đội máy bay chiến đấu F-35 với khả năng tàng hình ngày càng hùng hậu. Không quân Israel hồi đầu năm cho biết các máy bay chiến đấu thế hệ 5 này đã sẵn sàng hoạt động. Theo đó, F-35 có thể được Israel sử dụng để đối phó với khả năng phòng thủ của S-300 trong các cuộc không kích tại Syria.

Ngoài ra, không quân Israel cũng nổi tiếng với khả năng tác chiến điện tử. Trong cuộc chiến tranh Lebanon năm 1982, không quân Israel đã sử dụng radar gây nhiễu để tấn công các hệ thống phòng không của Syria do Liên Xô cung cấp, phá hủy 29 trong tổng số 30 tổ hợp phòng không của Syria.

Israel được cho là đã sử dụng công nghệ tương tự trong cuộc tấn công nhằm vào lò phản ứng hạt nhân của Syria ở Deir Ezzor năm 2007 và chặn đứng các hệ thống phòng không của Syria.

Nguy cơ đối đầu Nga - Israel

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (Ảnh: GPO)
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (Ảnh: GPO)

Tuy vậy, đối với Israel, hệ thống phòng không S-300 do Nga cung cấp cho Syria không chỉ đặt ra thách thức về mặt tác chiến, mà còn tiềm ẩn nguy cơ về địa chính trị.

Mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết quân đội Syria đã được đào tạo để sử dụng S-300, song hiện vẫn chưa rõ liệu các quân nhân Nga có tham gia vào quá trình vận hành hay không. Nếu câu trả lời là có, Israel sẽ phải cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi quyết định phá hủy bất kỳ tổ hợp S-300 nào để tránh gây ra cuộc đối đầu trực diện với Nga.

Việc Nga lên kế hoạch triển khai tác chiến điện tử để kiềm chế “những cái đầu nóng” Israel như theo cách nói của Bộ trưởng Shoigu cũng đặt ra một rào cản nữa cho không quân Israel.

Theo truyền thông Nga, các hệ thống tác chiến điện tử sẽ tạo ra “vòm vô tuyến điện” với tầm phủ sóng bao trùm hàng trăm km ở khu vực xung quanh phía tây Syria và bờ biển Địa Trung Hải. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới các máy bay Israel mà còn tới các tàu hải quân của Mỹ và Pháp cũng như các máy bay dân sự trong khu vực.

Hồi đầu năm nay, khi Nga dọa cung cấp S-300 cho Syria, giới chức Israel từng tuyên bố không quân nước này sẵn sàng nhắm mục tiêu tới bất kỳ hệ thống phòng không nào tấn công máy bay Israel, dù cho ai cung cấp hay ai vận hành hệ thống đó.

“Nếu hệ thống nào bắn máy bay của chúng tôi, chúng tôi sẽ phá hủy chúng. Không quan trọng đó là S-300 hay S-700”, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Liberman từng tuyên bố.

Giới phân tích cho rằng quân đội Israel có thể nắm trong tay công nghệ tác chiến để khắc chế vũ khí của Nga, tuy nhiên các lãnh đạo Israel vẫn phải cân nhắc về việc có triển khai các biện pháp đó hay không. Ngay cả khi không quân Israel đủ khả năng vượt qua hệ thống radar gây nhiễu của Nga, và Israel có quyền phá hủy S-300 nếu tổ hợp này phóng hỏa lực về phía máy bay Israel, song nếu thực sự làm vậy, Israel có thể sẽ đẩy mối quan hệ với Nga tới bờ vực sụp đổ.

Thành Đạt/Dân trí

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

11:24 , 02/05/2024

Walmart ngày 30/4 thông báo kế hoạch đóng cửa toàn bộ 51 trung tâm y tế tại 5 bang của nước Mỹ, cũng như các trung tâm tư vấn sức khỏe trực tuyến do kém sinh lời.

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

11:19 , 02/05/2024

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/4 đánh giá đang có nguy cơ virus cúm gia cầm H5N1 lây lan ở bò tại nhiều quốc gia khác, ngoài Mỹ, sau khi nước này ghi nhận những trường hợp mắc bệnh đầu tiên với nguồn lây là từ chim di cư.

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

11:17 , 02/05/2024

Với 140 phiếu thuận, 106 phiếu chống và sáu phiếu trắng, ngày 30/4 hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

23:08 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Hội đồng chuyển tiếp của Haiti đã bầu ra Thủ tướng mới trong nỗ lực nhằm kiện toàn nhân sự để nhanh chóng giải quyết các bất ổn an ninh trong nước.

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

23:07 , 01/05/2024

Các dữ liệu chính thức được công bố ngày 30/4 cho thấy nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2024 và lạm phát được giữ ổn định trong tháng 4.

Tổng thống Mỹ ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia

Tổng thống Mỹ ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia

23:06 , 01/05/2024

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30/4 đã ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia nhằm tăng cường khả năng phục hồi cho hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của nước này và thay thế cho chính sách đã tồn tại hàng thập kỷ.

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

19:49 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024, trong đó nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của khu vực này đang trong giai đoạn ổn định và tiềm năng phát triển là rất đa dạng.

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

19:48 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Gaza, trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza đồng thời các nhà trung gian hòa giải tăng cường nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại vùng lãnh thổ này.

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

19:47 , 01/05/2024

Nhà vua Thái Lan ngày 30/4 đã phê chuẩn đề xuất của Thủ tướng nước này Srettha Thavisin, bổ nhiệm nhà ngoại giao kì cựu Maris Sangiampongsa là tân Bộ trưởng Ngoại giao của Thái Lan.

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

23:03 , 29/04/2024

Ngày 28/4, Yonhap dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này và Cuba đã nhất trí mở đại sứ quán ở mỗi bên, tiếp sau bước thiết lập quan hệ ngoại giao song phương hồi đầu năm nay.