Khắc ghi lời Bác
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn cuộc đời phấn đấu, hi sinh cho độc lập tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của Nhân dân. Là vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, nhưng Người vô cùng giản dị, gần gũi, như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: "Chủ tịch Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, sáng chói mà không gây choáng ngợp, gặp lần đầu mà như thân thuộc từ lâu". Hơn ai hết, những người có may mắn được gặp Bác cảm nhận rất sâu sắc về điều này. Kỷ niệm về Bác luôn là điểm tựa thiêng liêng, thôi thúc mỗi người không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, trọn đời học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.
Ở xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cán bộ và Nhân dân nơi đây đều rất trân trọng và tự hào, bởi xã có tới 5 người từng vinh dự được gặp Bác Hồ, hiện vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Trong đó, người cao tuổi nhất là ông Lê Trung Dĩnh, ở thôn Đạt Tài 2, năm nay đã bước sang tuổi 97. Thời kỳ tiền khởi nghĩa, thủa mười tám, đôi mươi, ông đã tham gia phong trào cách mạng tại địa phương và sớm được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Năm 1950, ông nhập ngũ, chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ. Hòa bình lập lại ở miền Bắc, ông được cử đi đào tạo tại Trường Sĩ quan Lục quân. Trong thời gian học tập tại trường, ông vinh dự được gặp Bác 3 lần. Ấn tượng sâu sắc nhất của ông về Bác chính là tình cảm ân cần và những lời thăm hỏi, động viên Người dành cho những học viên - người lính vừa trở về từ chiến trường chống thực dân Pháp.
Ông Lê Trung Dĩnh, Thôn Đạt Tài 2, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Bác rất giản dị và khiêm tốn. Trước ngày duyệt binh 2/9, Bác đến thăm, Bác nói: Ngày mai duyệt binh, Bác đến cho các chú nhìn thấy Bác, để không phạm quy. Bác động viên: Các chú chiến thắng rồi thì giờ về đây các chú phải học giỏi. Bác nói tình cảm lắm."
Ông Lê Sỹ Hứa, ở thôn Đạt Tài 2 cũng có vinh dự được gặp Bác Hồ 3 lần. Trong đó, lần ông được ở gần Bác nhất là vào khoảng năm 1957, Bác đến thăm đơn vị ông đóng quân ở thôn Ô Cách, xã Trường Lâm, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Ông Lê Sỹ Hứa, Thôn Đạt Tài 2, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trước tiên, Bác đi thăm nhà ăn, nhà bếp, công trình vệ sinh, nơi ăn chốn ở của bộ đội. Bác căn dặn cán bộ phải giáo dục bộ đội cho tốt, phải tôn trọng chính sách dân vận của quân đội. Bác dặn dò giữ gìn vệ sinh, sức khỏe cho bộ đội. Chưa đến 30 phút, Bác lại đi. Sau cuộc gặp Bác, đơn vị tổ chức sinh hoạt, giáo dục lính làm sao để xứng đáng với lời khen, lời dạy của Bác. Tôi thấy Bác là một ông cụ hiền lành nhưng vĩ đại vô cùng, Bác nói giọng ấm cúng, dặn dò từng ly từng tí. Là một Chủ tịch nước mà gặp anh lính, Bác dặn dò như thế, đúng là quá cảm động. Nên mình phải học Bác."
Ký ức về những lần được gặp Bác Hồ, những lời dạy chí tình của Người đã trở thành động lực tinh thần to lớn để ông Lê Sỹ Hứa không ngừng phấn đấu, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Đi qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông lại cùng đồng đội xông pha khắp các chiến trường miền Nam chống đế quốc Mỹ. Những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, Quân đội... dành cho ông là minh chứng vẻ vang cho cuộc đời học và làm theo Bác của người lính Lê Sỹ Hứa.
Còn với ông Nguyễn Trọng Thể, ở thôn Đạt Tài 2, kỷ niệm được nghe Bác Hồ nói chuyện tại Sân vận động tỉnh năm 1961, trong lần thứ 4 Người về thăm Thanh Hóa, luôn là ký ức thiêng liêng nhất. Lúc bấy giờ, ông đang là chiến sỹ thuộc Trung đoàn 57, Sư đoàn 304. Hơn 60 năm đã trôi qua, mỗi khi nhắc lại sự kiện trọng đại này, ông Nguyễn Trọng Thể vẫn nhớ như in không khí náo nức, xúc động của quân và dân Thanh Hóa khi được đón Bác về thăm.
Ông Nguyễn Trọng Thể, Thôn Đạt Tài 2, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trung đoàn có hơn 1 nghìn người nhưng được đi 1 trung đội, khoảng 30 người. Chúng tôi được tin đi ra dự mít tinh, cũng không nói gặp Bác Hồ. Chúng tôi dậy từ 3 giờ sáng, quần áo chỉnh tề, đi bộ ra sân vận động. Đến nơi, thấy sân vận động đông nghịt người. Chờ 1 lúc thì Bác đến, xuất hiện trên kỳ đài. Những người được đến đó, vinh dự tự hào lắm, lúc Bác ra về, Bác bắt nhịp bài Kết đoàn: Kết đoàn chúng ta là sức mạnh."
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong quân ngũ, trở về quê nhà, ông Nguyễn Trọng Thể tham gia công tác đoàn thể, chính quyền các cấp. Dù ở cương vị nào, ông cũng phát huy bản chất bộ đội cụ Hồ, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của địa phương; tích cực giáo dục con cháu về truyền thống yêu nước, cách mạng.
Ông Nguyễn Trọng Thể. Thôn Đạt Tài 2, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Để nói lên công ơn của Đảng và Bác tôi có cái bài vẫn nhớ đến bây giờ: Thủa mẹ bằng tuổi con/Lưng đeo manh áo rách... Mẹ ơi ngày hội Đảng/ Mẹ có thấy cờ hồng/ Con đi trên đường lớn/ Đảng vạch đẹp vô cùng."
Ông Phạm Văn Năm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Xã Hoằng Hà rất vinh dự có 5 nhân chứng từng được gặp Bác Hồ và đều là đã có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước trên nhiều lĩnh vực. Trở về địa phương, các bác đã phát huy truyền thống cách mạng, có nhiều đóng góp cho địa phương nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Thông qua những câu chuyện trong những lần các nhân chứng được gặp Bác, chúng tôi thấy càng có giá trị chân thực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh..."
Trên quê hương Thanh Hóa, có rất nhiều người từng được gặp Bác Hồ trong nhiều bối cảnh khác nhau, và họ có một điểm chung: đều là những người con ưu tú của quê hương, là những cán bộ, đảng viên, quân nhân, người lao động gương mẫu, trọn đời học và làm theo Bác. Kỷ niệm về những lần được gặp Bác luôn được mỗi người trân trọng, gìn giữ, và là niềm tự hào chung của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân địa phương.
Hình ảnh, tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ sống mãi trong trái tim mỗi người dân Thanh Hóa, Nhân dân Việt Nam và bạn bè Quốc tế, như Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã từng khẳng định: "Bất cứ người nào đó có lương tri trên thế giới này, muốn có một cuộc đời như cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, sẽ cảm thấy cuộc sống như ấm áp hơn, đáng tự hào, có hy vọng hơn... Cuộc đời ấy, tấm lòng ấy khác nào biển rộng, sông dài, còn tươi sáng mãi trong lịch sử thời đại ngày nay".
Huyện Nga Sơn lan tỏa phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn
Thực hiện Chỉ thị số 24 ngày 12/7/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Cuộc vận động Nhân dân hiến đất để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang kết cấu hạ tầng, trọng tâm là đường giao thông ở khu vực nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại; huyện Nga Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, Đảng viên, các tầng lớp Nhân dân và người sử dụng đất đối với công tác hiến đất làm đường giao thông và các công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn huyện. Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, việc hiến đất để mở rộng đường đã trở thành một phong trào rộng khắp ở nhiều khu dân cư, được đông đảo Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
Huyện Mường Lát nỗ lực giảm nghèo
Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo. Tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, hơn 3 năm qua, chương trình đã được triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn.
Bá Thước chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở
Theo kết quả rà soát của huyện Bá Thước, hiện nay trên địa bàn huyện còn 4.116 hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.718 hộ cần hỗ trợ xây mới, 1.398 hộ cần hỗ trợ sửa chữa. Trong những năm qua, nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo xây mới sửa chữa nhà ở chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm, do đó với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025 chính là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bá Thước cùng chung tay vì mục tiêu an cư, lạc nghiệp cho các hộ còn khó khăn về nhà ở.
Phát huy vai trò của Câu lạc bộ lý luận trẻ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sau 1 thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình Câu lạc bộ lý luận trẻ trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.