Khai hội Chùa Mèo năm 2025
Sáng ngày 03/02, UBND thị trấn Lang Chánh đã tổ chức khai hội chùa Mèo năm 2025 với nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút du khách thập phương.
Lễ hội được tổ chức theo nghi thức truyền thống gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm các nội dung: Rước kiệu, trống hội; văn nghệ chào mừng; lễ dâng hương; khai hội; lễ tụng kinh; lễ giảng pháp; lễ cầu an; lễ hoa đăng; lễ tạ. Phần hội chủ yếu thi đấu các môn thể thao như: Bắn nỏ, Ném còn, Bóng chuyền hơi, Cà kheo…; Trưng bày các gian hàng truyền thống, các sản phẩm đặc trưng của các xã, thị trấn; các doanh nghiệp trên địa bàn huyện...
Chùa Mèo hay còn gọi là Đỉnh Miêu thiền Tự, có niên đại hơn 600 năm, được xây dựng từ thời nhà Trần, là một trong 3 ngôi chùa lớn nhất xứ Thanh lúc bấy giờ. Đây là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, là điểm du lịch văn hóa tâm linh trong tuyến du lịch số 5 tỉnh Thanh Hóa.
Lễ hội Chùa Mèo được tổ chức vào các ngày mùng 6 và mùng 7 tháng Giêng hàng năm, là nơi sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của bà con Nhân dân các dân tộc huyện Lang Chánh và du khách thập phương.
Sôi nổi Hội vật truyền thống Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 1/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Hội vật truyền thống chào mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn du khách ngày đầu xuân
Đã thành truyền thống, cứ vào ngày mồng 4 Tết, Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh lại tổ chức lễ khai hội Xuân chào đón năm mới. Trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã trở thành điểm đến hấp dẫn của mỗi du khách để tri ân, hướng về nguồn cội và cầu mong những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Sôi động các điểm vui chơi, du lịch tâm linh đầu năm mới
Trong ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều địa điểm vui chơi, các khu du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã thu hút khá đông người dân và du khách đến thăm quan, lễ bái. Đặc biệt, thời tiết hôm nay ấm áp, thuận lợi cho du khách vãn cảnh, khám phá các điểm du lịch.
Tiếng cồng gọi xuân
Đối với đồng bào người Thái ở xứ Thanh, ngoài những điệu khặp mượt mà trữ tình, những điệu múa xòe uyển chuyển hay những bước nhảy sạp rộn ràng, người Thái còn có một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần, đó chính là văn hóa cồng chiêng.
Xu hướng du lịch xuyên Tết Nguyên đán tăng cao
Nếu trước đây hình ảnh quây quần bên mâm cơm gia đình là biểu tượng của Tết, thì hiện nay, ngày càng nhiều gia đình, nhiều bạn trẻ lựa chọn du lịch xuyên Tết.
Lễ hội đua thuyền truyền thống xã Quảng Nham, Xuân Ất Tỵ năm 2025
Hằng năm, cứ mỗi dịp đầu Xuân năm mới, từ sáng mùng 2 Tết cho đến hết ngày mùng 5 Tết âm lịch, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương lại sôi nổi tổ chức lễ hội Đền Phúc và Bia Tây Sơn, hội thi Nữ quan cờ người và đua thuyền truyền thống.
Hàng nghìn lượt du khách đến Đền Cửa Đặt những ngày đầu xuân 2025
Từ đêm giao thừa đến hết ngày mùng 2 Tết, đã có hàng nghìn lượt du khách đến Khu di tích lịch sử văn hóa đền Cửa Đặt, huyện Thường Xuân tham quan, vãn cảnh, cầu mong một năm mới sức khỏe dồi dào, mọi việc hanh thông.
Mang món ăn tinh thần đến với đồng bào miền núi, hải đảo trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc
Chào xuân mới Ất Tỵ 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa tổ chức 2 đợt chiếu phim lưu động tại 11 huyện miền núi và các xã ven biển, hải đảo.
Hương vị Tết xưa - làng cổ
Làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, nằm ven bờ sông Mã và cây cầu Hàm Rồng huyền thoại. Ngôi làng này có lịch sử hàng ngàn năm tuổi, gắn với nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng và được xem là một trong 10 làng cổ đẹp nhất Việt Nam.
Hình tượng con rắn trong đời sống văn hóa
Theo cách tính của hệ can chi, năm nay là năm Ất Tỵ, tức là năm con rắn. Từ xa xưa, rắn đã là loài vật để lại dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hóa của người Việt Nam nói chung, người Thanh Hóa nói riêng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.