Kháng kháng sinh đang là thách thức lớn cho loài người
Trong khi số lượng chủng virus kháng thuốc ngày càng cao thì số công ty dược duy trì chương trình sản xuất kháng sinh ngày một ít.
Kháng kháng sinh đang là thách thức lớn cho loài người. Đây là trăn trở của Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Chủ tịch liên chi hội truyền nhiễm TP HCM, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM tại Hội thảo “Chương trình hành động phòng chống kháng thuốc” diễn ra sáng nay (21/11).
![]() |
Theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, từ 18 công ty nay chỉ còn 4 công ty sản xuất kháng sinh. Kháng sinh mới tìm ra ngày càng hiếm mà thời gian tác dụng ngày càng ngắn. Đặc biệt, với loại kháng sinh mạnh nhất hiện nay gần như đều hết tác dụng, đã bị virus kháng đến khoảng 80%.
Cũng theo BS Châu, tỷ lệ kháng kháng sinh ở Việt Nam chiếm 40%, đứng thứ 4 về tỉ lệ kháng thuốc ở các nước tại châu Á - Thái Bình Dương. Tổ chức Y tế thế giới ước tính và cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc có thể là nguyên nhân gây tử vong cho 10 triệu người trên toàn cầu mỗi năm.
Theo các chuyên gia, hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tiêu diệt được hoặc ngăn chặn được sự phát triển của chúng. Nguyên nhân được cho là tình trạng mua bán, sử dụng thuốc không có hóa đơn diễn ra thường xuyên (với hơn 88% người dân sử dụng thuốc không cần kê toa); sử dụng thuốc kháng sinh không cần thiết, không đúng hướng dẫn của cán bộ y tế; kê đơn thuốc không hợp lý; lây truyền vi khuẩn kháng thuốc từ người sang người ở các cơ sở khám chữa bệnh; từ vật nuôi qua người do sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện gây tồn dư thuốc....
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, kháng sinh chỉ là một vũ khí trong nhiều vũ khí khác để đối phó với vi sinh vật xâm nhập cơ thể. Vì vậy cần kiểm soát và truyền thông đẩy mạnh thông tin về vấn đề kháng thuốc cả ở trong bệnh viện và các nhà thuốc hiện nay: "Không phải lúc nào cũng dùng kháng sinh, mà có những tình huống không cần dùng kháng sinh, cơ thể khỏe mạnh, miễn dịch tốt. Đối với những bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine thì cần phải tiêm ngừa để tạo miễn dịch chủ động, bảo vệ cơ thể".
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Các bệnh viện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt bệnh nhân dịp nghỉ lễ
Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong dịp nghỉ lễ vừa qua, các bệnh viện trên cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt người bệnh.

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do visus Dengue gây nên, lây truyền qua vật trung gian là muỗi vằn. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, trong những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Đẩy mạnh cài đặt sổ sức khỏe điện tử
Thực hiện đợt cao điểm triển khai tích hợp sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID, ngành y tế Thanh Hóa đã trở thành điểm sáng trong thực hiện Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho người dân.

Rộ trào lưu uống nước cốt chanh liều cao “tiêu tan” bách bệnh
Sau những trào lưu vô căn cứ, thậm chí là nguy hại tới sức khỏe như thải độc bằng café, lọc máu ngừa đột quỵ, sinh con thuận theo tự nhiên, anti vaccine... Gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên trào lưu uống nước cốt chanh buổi sáng khi bụng đói để thải độc và chữa bệnh.

Kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Nhằm phòng ngừa và phát hiện các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, các sản phẩm có nguy cơ không đảm bảo chất lượng, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất. Dự kiến đợt kiểm tra này kéo dài hết tháng 5.

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Việt Nam: Mất cân bằng giới tính ở mức cao
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm, vượt xa mức cân bằng là 104 - 106 bé trai/100 bé gái. Trong giai đoạn 2021-2024, tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta ở mức 109,8 bé trai/100 bé gái. Riêng năm 2024, tỉ số này 110,7 bé trai/100 bé gái.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.