Khó khăn trong công tác hướng nghiệp cho học sinh miền núi
Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng tương lai. Tuy nhiên, tại khu vực miền núi, công tác này vẫn gặp nhiều khó khăn. Thiếu thông tin về ngành nghề, cơ hội việc làm hạn chế và điều kiện kinh tế khó khăn khiến nhiều học sinh lúng túng khi đưa ra lựa chọn nghề nghiệp.
Chỉ còn 3 tháng nữa, học sinh trường THCS Trung Thượng, huyện Quan Sơn sẽ bước vào kỳ thi chuyển cấp quan trọng. Thế nhưng, với nhiều em, câu hỏi "Học gì? Làm gì?" vẫn chưa có lời giải.
Em Ngân Khánh Liên, trường THCS Trung Thượng, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa: "Em sẽ tiếp tục học lên cấp 3, em đã xác định được khối học những vẫn chưa biết được sau này sẽ làm gì sau này, em sẽ tìm hiểu dần sau khi học cấp 3".

Trong Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, tư vấn hướng nghiệp và trải nghiệm nghề nghiệp được triển khai từ tiểu học và trở thành nội dung bắt buộc ở cấp THCS, THPT. Tuy nhiên, tại các trường miền núi, hoạt động này chủ yếu dừng lại ở lý thuyết, ít cơ hội tiếp cận thực tế. Học sinh thiếu thông tin về thị trường lao động, ít được trải nghiệm nghề nghiệp, trong khi lựa chọn việc làm tại địa phương còn hạn chế.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trung Thượng, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trung Thượng, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Việc hướng nghiệp cho học sinh chúng tôi gặp khó khăn do cơ sở vật chất thiếu thốn, giáo viên kiêm nhiệm, phụ huynh đi làm xa, học sinh thiếu sự định hướng từ gia đình".
Thầy giáo Hà Văn Sơn, trường THPT Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Học sinh chủ yếu chọn khối C, địa bàn rộng, nhiều em xa nhà, phụ huynh ít định hướng, việc tư vấn nghề nghiệp phụ thuộc vào giáo viên và nhà trường".

Hướng nghiệp cần có sự đồng hành của gia đình và xã hội để giúp học sinh miền núi xây dựng tương lai vững chắc. Lựa chọn ngành nghề phù hợp không chỉ giúp các em học tập hiệu quả mà còn giảm thiểu tình trạng bỏ học giữa chừng, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho cả gia đình lẫn xã hội.

Chạm tới ước mơ
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại Thanh Hóa khép lại với nhiều cảm xúc. Có những học sinh là thủ khoa của ngôi trường THPT mà mình ước mơ. Từ đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng chục trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hoặc gặp phải các rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành
Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025
Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh
Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.