Khó khăn trong hoạt động của tuyến y tế cơ sở
Mạng lưới y tế cơ sở, nhất là tuyến xã có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân và phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, đa số các trạm y tế trên địa bàn Thanh Hóa đang gặp nhiều khó khăn do thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực.
Theo quy định, tối thiểu ở mỗi trạm y tế phải có máy siêu âm, máy điện tim, máy xét nghiệm đường huyết và các bộ dụng cụ tiểu phẫu cơ bản. Tuy nhiên hiện nay, đa số các trạm y tế đều thiếu các thiết bị trên. Cũng theo Quy định phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, trạm y tế được phép thực hiện tới hơn 3.000 dịch vụ kỹ thuật, nhưng do nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực nên đến nay, đa phần các trạm y tế trên địa bàn Thanh Hóa mới chỉ thực hiện được gói dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản với 76 dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến. Nhiều bệnh nhân đến trạm y tế phải chuyển lên tuyến trên điều trị.
Bác sỹ Nguyễn Văn Phú, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Theo quy định thì cứ 1.000 dân phải có 1 cán bộ y tế để phục vụ, như vậy, xã Quảng bình có 7.000 dân phải có 7 nhân viên y tế, chúng tôi hiện chỉ có 4. Trong khi đó máy móc thiết bị không có, BHYT chỉ cho đơn thuốc 1 lần 100 nghìn đồng nên rất khó để chữa bệnh mãn tính cho dân."


Ông Nguyễn Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Huyện Quảng Xương có 26 trạm y tế cấp xã, mặc dù đã được quan tâm hơn trước nhưng vẫn rất khó khăn về các điều kiện hoạt động. Mong muốn của chúng tôi là được nhà nước quan tâm hơn nữa đối với tuyến y tế cơ sở để có các chính sách đầu tư, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc cho nhân dân."
Để bảo đảm hoạt động của trạm y tế xã, phường, thị trấn, tỉnh Thanh Hóa phải có 3.414 cán bộ, nhân viên y tế; mỗi đơn vị phải có ít nhất một bác sĩ. Thế nhưng hiện nay, toàn tỉnh mới có 2.740 cán bộ, nhân viên làm việc tại trạm y tế và có 479/559 trạm y tế có bác sĩ.
Bên cạnh khó khăn về nhân lực, hạn mức chi của quỹ bảo hiểm y tế cho tuyến cơ sở còn thấp. Mặc dù tỷ lệ đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu ở các trạm y tế khá cao nhưng quyền lợi còn hạn chế, chi phí trung bình cho một đơn thuốc thấp đã gây khó khăn cho việc thu hút bệnh nhân tại tuyến y tế cơ sở.

Đảm bảo đủ thuốc điều trị cúm
Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình hình bệnh cúm có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở phía Bắc, nên nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cúm, đặc biệt là thuốc kháng virus, có xu hướng gia tăng. Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương, các bệnh viện, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm.

Xử nghiêm việc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc
Ngày 12/2, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa.

Việt Nam đang tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tỷ lệ và số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh, tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân.

Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025.

Tăng cường phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được Công văn số 656/BYT-DP ngày 08/02/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Hơn 1 triệu người Việt nhiễm sán
Theo Đại diện Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương: Tại Việt Nam có khoảng 1 triệu người nhiễm sán lá gan do ăn cá làm gỏi, muối hoặc chưa nấu chín và hàng trăm nghìn trường hợp mắc các bệnh giun sán khác.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm tăng cao làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp.

Bảo vệ sức khỏe khi thời tiết giá rét
Thanh Hóa đang trong đợt rét đậm, nền nhiệt độ thấp nhất trong đợt lạnh này phổ biến từ 9 - 14 độ C. Nhiệt độ xuống thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, người dân cần biết cách giữ ấm và phòng, chống rét cho bản thân và gia đình.

Chủ động phòng ngừa cúm mùa bằng vắc xin
Nhiều địa phương trên cả nước ghi nhận nhiều ca mắc cúm nặng, bùng phát thành dịch. Tại Thanh Hoá, những ngày gần đây cũng ghi nhận số ca mắc cúm A và cúm B tăng. Theo các chuyên gia y tế, tiêm vắc xin cúm là biện pháp dự phòng hiệu quả, hạn chế tình trạng nhiễm cúm, bảo vệ sức khỏe cho con người.

Bộ Y tế chỉ ra 5 khu vực cần tập trung phòng chống dịch bệnh mùa lạnh
Từ cuối năm 2024 đến đầu năm nay, số trường hợp mắc cúm trong nước tăng cục bộ, nhưng không gia tăng đột biến so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ Y tế khuyến cáo tập trung truyền thông ở 5 khu vực nguy cơ lây nhiễm cao, rà soát các đối tượng chưa tiêm vaccine sởi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.