Không chủ quan, lơ là với dịch sốt xuất huyết
Hiện tại đã bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết. Tuy nhiên, tại thị xã Nghi Sơn - địa phương thường xuyên xảy ra các ổ dịch sốt xuất huyết, người dân vẫn rất chủ quan, không thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Liên tiếp trong 2 năm 2022 và 2023, dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn với hàng trăm ca mắc. Thế nhưng, mặc cho ngành y tế và chính quyền địa phương tuyên truyền và tổ chức các đợt cao điểm vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng bọ gậy thì người dân vẫn rất chủ quan, xem nhẹ dịch bệnh, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch.

Tại nhiều hộ gia đình, chỉ số muỗi rất cao, vật dụng chứa nước có loăng quăng, bọ gậy vẫn nhiều.

Bà Nguyễn Thị Đỗ, Tổ dân phố Quang Minh, phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhà sân vườn rộng nên nhiều khi chúng tôi cũng không để ý hết được, cũng còn nhiều vật dụng chứa nước có loăng quăng bọ gậy".
Ông Đặng Ngọc Hiệp, Phó Chủ tịch UBND phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khó khăn của phường Hải Thanh là ý thức của một bộ phận người dân còn hạn chế. Hơn nữa đặc điểm người dân làm nghề mắm, chum vại nhiều, người dân lại vẫn dùng lu, vại chứa nước mưa không đậy nắp".

Kết quả giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết trong tháng 6 và tháng 7 của Trung tâm Y tế thị xã Nghi Sơn tại 2 phường trọng điểm là Hải Thanh và Hải Bình đều ghi nhận chỉ số cao vượt ngưỡng cảnh cáo.

Bác sĩ CKI Lê Văn Long, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Bác sĩ CKI Lê Văn Long, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sau khi có kết quả giám sát, trung tâm đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch thị xã ban hành văn bản yêu cầu các địa phương phải có giải pháp khắc phục, nếu không nguy cơ dịch bệnh bùng phát rất cao".
Bệnh sốt xuất huyết lây từ người bệnh sang người lành qua trung gian muỗi vằn. Thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Bộ Y tế dự báo dịch sốt xuất huyết sẽ diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Do đó, mỗi người dân cần nêu cao ý thức tự giác, chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch với phương châm "Không có muỗi, không có loăng quăng, bọ gậy, không có sốt xuất huyết".

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Số ca mắc sởi gia tăng trở lại
Từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi tại Thanh Hóa có xu hướng tăng so với đầu năm. Ngành y tế khuyến cáo, nếu không đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.

Tiêm miễn phí vaccine phòng cúm cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và tri ân các anh hùng đã chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc, sáng ngày 17/4, Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm tiêm chủng VNVC Thanh Hoá tiêm vaccine phòng cúm miễn phí cho 60 thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

Bộ Y tế đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai quy định về thực phẩm chức năng
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Văn hóa cơ sở về việc phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn gửi Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người.

Bộ Y tế công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam
Bộ Y tế vừa công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam sau hơn 7 thập kỷ bền bỉ, nỗ lực khám, chữa bệnh mắt hột và đẩy lùi căn bệnh truyền nhiễm này.

Chú trọng Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh
Y tế học đường có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe, thể chất, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, sơ cứu ban đầu cho học sinh. Do vậy, nhiều trường học đã chú trọng công tác y tế trường học, góp phần đảm bảo sức khoẻ và môi trường học tập an toàn cho học sinh.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh sởi đối với nhóm có nguy cơ cao
Hiện nay, bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã có trường hợp tử vong. Để giảm thiểu nguy cơ diễn biến nặng và tử vong liên quan đến bệnh sởi ở nhóm có nguy cơ cao, Cục Phòng bệnh - Bộ Y tế khuyến cáo như sau:

Thực hiện tự chủ - Thúc đẩy chất lượng dịch vụ y tế bệnh viện công lập
Tự chủ bệnh viện là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm đổi mới cơ chế hoạt động của bệnh viện công lập phù hợp với bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời gian qua, các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh đã chủ động chuyển đổi cơ chế hoạt động, tích cực khai thác nguồn thu hợp pháp, đổi mới cơ chế quản lý tài chính hiệu quả trong đơn vị. Qua đó tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ công có chất lượng cao; từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế, tăng nguồn lực chi cho đầu tư phát triển đơn vị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.