Không chủ quan trước bệnh cúm mùa
Thời gian gần đây, tại Thanh Hóa và cả nước, số ca mắc cúm mùa được ghi nhận gia tăng, trong đó cúm A và cúm B là 2 loại cúm phổ biến nhất. Theo các bác sĩ, hầu hết những người mắc cúm mùa có thể khỏi hoàn toàn sau 2 đến 7 ngày và thường không để lại di chứng. Tuy nhiên, với những người có bệnh nền, người cao tuổi, trẻ nhỏ hoặc người có hệ miễn dịch suy giảm, thì nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm sẽ cao hơn. Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo người dân không nên hoang mang, nhưng cũng không được chủ quan, lơ là trong phòng ngừa và điều trị cúm mùa.
Từ đầu năm 2025 đến nay, Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Thanh Hoá đã thu dung, tiếp nhận và điều trị cho khoảng 30 bệnh nhân mắc cúm mùa, trong đó phần lớn là người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu và phụ nữ mang thai. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng bệnh nhân mắc cúm mùa có tăng nhẹ, trong đó chủ yếu là cúm A và Cúm B. Một bệnh nhân mắc cúm chia sẻ: "Tôi năm nay 64 tuổi, bị cao huyết áp và sốt cao nhiều ngày không giảm, ho nhiều, đau nhức toàn thân, khó thở. Test bị cúm A. Xuống viện thì tôi được các bác sĩ điều trị bằng cách dùng thuốc, tiêm, truyền. hôm nay tôi đã đỡ được 50%".

Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Sơn, Phó trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá cũng cho biết: "Bệnh nhân đến nhập viện sẽ được làm test để đánh giá xem tuýp cúm. Từ đó chúng tôi sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả như sử dụng thuốc kháng virus để làm giảm nhanh các triệu chứng".
Theo các chuyên gia y tế, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A, cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao từ người sang người qua đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Sơn, Phó trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá khuyến cáo: "Khi bệnh nhân có các biểu hiện như ho sốt, đau rát họng, đau mỏi người thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị phù hợp. Khuyến cáo bệnh nhân không tự điều trị vì cúm có nguy cơ tiến triển nặng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ". Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Văn Lực, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Thanh Hoá cho biết thêm: "Đối với cúm, cách phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là tiêm phòng, tạo môi trường sạch sẽ tăng sức đề kháng cho các cháu. Cúm tuỳ trường hợp, mức độ nhẹ thì chúng tôi chỉ điều trị hỗ trợ, điều trị giảm triệu chứng, tăng sức đề kháng. Trường hợp đặc biệt, cúm dẫn đến viêm phổi, suy đa tạng nặng thì chúng tôi dùng các giải pháp kháng virus".

Theo các bác sĩ, một trong những điều kiện quan trọng nhất để ứng phó hiệu quả với cúm mùa là phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, sự chủ động của người dân trong thực hiện phòng tránh cúm là rất quan trọng và cần thiết. Đối với những người có bệnh nền, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm. Khi xuất hiện các triệu chứng cấp tính nghi ngờ nhiễm cúm, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám xác định bệnh và can thiệp điều trị phù hợp. Đồng thời cần theo dõi sát diễn biến lâm sàng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các biến chứng nguy hiểm do cúm gây ra.

Số bệnh nhân tăng sau kỳ nghỉ lễ
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, số lượng bệnh nhân sau kỳ nghỉ lễ tăng mạnh. Các bệnh viện phải bố trí thêm nhiều bàn khám bệnh và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân.

Các bệnh viện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt bệnh nhân dịp nghỉ lễ
Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong dịp nghỉ lễ vừa qua, các bệnh viện trên cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt người bệnh.

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do visus Dengue gây nên, lây truyền qua vật trung gian là muỗi vằn. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, trong những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Đẩy mạnh cài đặt sổ sức khỏe điện tử
Thực hiện đợt cao điểm triển khai tích hợp sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID, ngành y tế Thanh Hóa đã trở thành điểm sáng trong thực hiện Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho người dân.

Rộ trào lưu uống nước cốt chanh liều cao “tiêu tan” bách bệnh
Sau những trào lưu vô căn cứ, thậm chí là nguy hại tới sức khỏe như thải độc bằng café, lọc máu ngừa đột quỵ, sinh con thuận theo tự nhiên, anti vaccine... Gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên trào lưu uống nước cốt chanh buổi sáng khi bụng đói để thải độc và chữa bệnh.

Kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Nhằm phòng ngừa và phát hiện các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, các sản phẩm có nguy cơ không đảm bảo chất lượng, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất. Dự kiến đợt kiểm tra này kéo dài hết tháng 5.

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.