Khu di tích khảo cổ học Mái Đá Điều xã Hạ Trung
Khu di tích khảo cổ học Mái Đá Điều ở thôn Khiêng, xã Hạ Trung, huyện Bá Thước được xác định là nơi sinh sống của người Việt cổ cách đây hàng nghìn năm, với những câu chuyện linh thiêng, kỳ bí giữa chốn rừng sâu. Tuy nhiên, sau 18 năm được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận xếp hạng là di tích khảo cổ học cấp tỉnh, đến nay một số hạng mục công trình thiết yếu khu di tích vẫn chưa được quan tâm đầu tư, do vậy còn rất nhiều người chưa biết đến giá trị lịch sử - văn hóa đặc trưng của khu di tích này.
Khu vực sinh sống của người Việt cổ Mái Đá Điều được hình thành cách đây khoảng 3.000 năm, nằm cạnh đường tỉnh lộ 523D, đoạn qua thôn Khiêng, xã Hạ Trung, huyện Bá Thước, với diện tích quy hoạch 4.500 m2. Năm 1984, các nhà khảo cổ học bắt đầu thám sát khu vực Mái Đá Điều thu được hơn 300 hiện vật thuộc thời đại đồ đá cũ. Trong các năm 1986 - 1989 - 2014, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã hợp tác với các nhà khảo cổ học Bulgaria tiến hành khai quật 4 lần. Kết quả thu được nhiều hiện vật kiểu văn hóa Sơn Vi, bàn nghiền, 4 công cụ bằng xương thú và nhiều nhất là mảnh tước. Tại đây, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy 10 ngôi mộ cổ, di cốt, trong đó có 1 ngôi mộ song táng, 2 bộ xương chớm hóa thạch còn tương đối nguyên vẹn mà chưa có nơi nào ở Việt Nam phát hiện được như thế trong văn hóa Sơn Vi. Qua đó khẳng định từ thuở hồng hoang, người Việt cổ đã sinh sống ở khu vực Mái Đá Ðiều và ven đôi bờ sông Mã. Chính vì vậy, ngày 10/1/2005 khu di tích khảo cổ học Mái Đá Điều được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích cấp tỉnh.
Với niềm tin tâm linh ấy, người dân nơi đây đã lập miếu thờ ngay cạnh Mái Đá Điều. Vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm, Nhân dân xã Hạ Trung và du khách thập phương đến dâng hương tại Khu di tích Khảo cổ học Mái Đá Điều, để tưởng nhớ về tổ tiên, cội nguồn dân tộc. Ngoài việc tế lễ trời đất, thần linh người dân còn mời thầy mo đến cúng mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, đây là nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Mường Ai, xã Hạ Trung, huyện Bá Thước.
Cũng trong dịp này, xã Hạ Trung còn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, trò chơi, trò diễn dân gian như: Văn nghệ, dân ca, dân vũ, đánh trống dàm, cồng chiêng và thi kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, ném còn, bóng đá, bóng chuyền... Đây không chỉ là sân chơi bổ ích để cho Nhân dân trong xã giao lưu, học hỏi nét độc đáo nền văn hóa dân tộc Mường mà còn phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng quê hương phát triển.
Sau 18 năm được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận di tích cấp tỉnh, đến nay Khu di tích Khảo cổ học Mái Đá Điều mới chỉ được chính quyền xã Hạ Trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng tường rào bao quanh. Để bảo tồn khu di tích khảo cổ học Mái Đá Điều là Di tích khảo cổ học cấp Quốc gia, trở thành điểm du lịch tâm linh, thu hút du khách đến tham quan, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương rất cần sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí để đầu tư trùng tu, tôn tạo, xây dựng các hạng mục công trình khu di tích.
Mong rằng, với sự quan tâm hỗ trợ kinh phí của các cấp, các ngành, xã Hạ Trung, huyện Bá Thước sẽ đầu tư xây dựng các hạng mục công trình khu di tích khảo cổ học Mái Đá Điều, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo của dân tộc Mường, đồng thời thu hút đông đảo du khách đến tham quan, dâng hương cầu mong cuộc sống an lành, hạnh phúc.
Lễ hội đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2024
Trong 2 ngày 16 và 17/11, thị xã Nghi Sơn đã tổ chức Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ, tưởng nhớ 390 năm ngày mất Danh nhân văn hóa, quân sự Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ.
Hiên ngang đồi Quyết Thắng
Hàm Rồng - một thắng tích nổi tiếng, nơi đây sông núi ruộng đồng, xóm làng, phố xá hòa quyện đan xen, tạo thành cảnh quan kỳ vĩ rất sinh động với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng còn sống mãi với thời gian. Trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, nổi bật là 2 chữ “Quyết thắng” trên ngọn núi Cánh Tiên lừng lững, hiên ngang, chứng kiến bao đổi thay của vùng đất Hạc thành.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori
Trong mỗi chuyến hành trình đến với Xứ Thanh, du khách đều có những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn chờ đón. Ngày hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một điểm nghỉ dưỡng với vẻ huyền ảo đầy cuốn hút - đó chính là LAMORI Resort, tọa lạc tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân.
Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ
Trong những năm qua, Tây Ninh đang vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Bộ, với bức tranh du lịch đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo.
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Chiều ngày 14/11, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI).
Thiêng liêng những kỉ vật đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gửi tặng Bác Hồ
Cách đây 70 năm, trên chuyến tàu tập kết ra Bắc, đồng bào miền Nam đã gửi tặng Bác Hồ những kỉ vật thiêng liêng chứa dựng niềm kính yêu dành cho Người. Những món quà ý nghĩa ấy đã được Bác trân trọng, nâng niu và gìn giữ với tình cảm tha thiết “Miền Nam yêu quý luôn trong trái tim tôi”.
Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ
Bắc Bộ Phủ với kiến trúc Pháp cổ cùng nhiều câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem trong lần đầu mở cửa.
Du lịch Ninh Bình cán đích sớm với trên 7,6 triệu lượt khách
Chỉ trong 10 tháng, tỉnh Ninh Bình đã đón trên 7,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 30,86% so với cùng kỳ và bằng 102,4% so với kế hoạch năm 2024.
Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu mới đây nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.