khảo cổ học
Văn hóa Đông Sơn - 100 năm phát hiện, bảo tồn và phát huy giá trị
Sáng 9/8, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học "Văn hóa Đông Sơn - 100 năm phát hiện, bảo tồn và phát huy giá trị". Dự hội thảo có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, lãnh đạo Viện khảo cổ học, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Hội Khảo cổ học Việt Nam; các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các địa phương trong tỉnh; các trường đại học, nhà nghiên cứu, nhà khoa học Trung ương và địa phương.
Những phát hiện mới sau khảo cổ tại di tích chùa Am Các
Sau 2 lần tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ học tại di tích lịch sử chùa Am Các thuộc xã Định Hải, thị xã Nghi Sơn vào năm 2018 và 2023, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều di tích kiến trúc tôn giáo cổ có từ thế kỉ thứ XIV. Đây là cơ sở quan trọng để thị xã Nghi Sơn tiến hành công quy hoạch, bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích lịch sử chùa Am Các thời gian tới.
Hang Con Moong đáp ứng 3 tiêu chí Di sản thế giới
Ngày 8/4, tại thành phố Thanh Hóa, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá khả năng đề cử và xác định tiêu chí xây dựng hồ sơ di sản, đề cử UNESCO ghi vào danh mục di sản Thế giới đối với di tích khảo cổ hang Con Moong, huyện Thạch Thành. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh tới dự.
Thạch Thành - Miền quê thắng tích
Là huyện miền núi phía Bắc ở Thanh Hóa, giáp với tỉnh Hòa Bình - Thạch Thành có vị trí địa lý đẹp và được bao quanh bởi các khu vực núi non, rừng xanh và sông nước. Dân số hơn một nửa là người Mường, còn lại là các dân tộc khác. Đây là vùng đất hấp dẫn với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của vườn quốc gia Cúc Phương, thác Mây, thác Voi… và di tích lịch sử phong phú như nhà sàn cổ, hang Con Moong, Chiến khu du kích Ngọc Trạo… Thiên nhiên ưu ái, đa sắc màu văn hóa dân tộc, bởi vậy, mới nói Thạch Thành là miền quê thắng tích.
Báo cáo kết quả sơ bộ khai quật khảo cổ học di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Núi Am Các và địa điểm chùa Am Các
Sáng 21/8, UBND thị xã Nghi Sơn và Viện Nghiên cứu Kinh thành - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả sơ bộ khai quật khảo cổ học di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Núi Am Các và địa điểm chùa Am Các.
Khu di tích khảo cổ học Mái Đá Điều xã Hạ Trung
Khu di tích khảo cổ học Mái Đá Điều ở thôn Khiêng, xã Hạ Trung, huyện Bá Thước được xác định là nơi sinh sống của người Việt cổ cách đây hàng nghìn năm, với những câu chuyện linh thiêng, kỳ bí giữa chốn rừng sâu. Tuy nhiên, sau 18 năm được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận xếp hạng là di tích khảo cổ học cấp tỉnh, đến nay một số hạng mục công trình thiết yếu khu di tích vẫn chưa được quan tâm đầu tư, do vậy còn rất nhiều người chưa biết đến giá trị lịch sử - văn hóa đặc trưng của khu di tích này.
Thú chơi cổ ngoạn
Sưu tầm, tìm lại giá trị của những món đồ xưa cũ từ lâu đã được những người đam mê xem đó là một thú chơi tao nhã. Người chơi có những giây phút lắng lòng khi được nâng niu, ngắm nhìn những món đồ tồn tại qua nhiều thế kỷ. Mỗi người tìm đến thú chơi này vì nhiều lý do khác nhau nhưng tất cả đều có điểm chung là nâng tầm giá trị hiện vật, phủi lớp bụi thời gian trên từng hiện vật để tìm về lịch sử.