Khu di tích lăng mộ vua Lê Dụ Tông – công trình kiến trúc tinh xảo
Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của vương triều Lê. Đời vua trị vì, đất nước tương đối thái bình, các hình phạt được giảm nhẹ, nhiều kỳ thi võ được tổ chức.
Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của vương triều Lê. Vua húy là Duy Đường, cháu nội Vua Lê Thần Tông, con trai trưởng của Vua Lê Hy Tông. Mẹ là Ôn từ Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Ngọc Đệ người làng Sùng Quân, Huyện Đông Ngàn (nay thuộc tỉnh Bắc Giang). Được vua cha truyền ngôi ngày 17/1 năm Ất Dậu (1705) lấy hai niên hiệu là Vĩnh Thịnh bắt đầu từ năm 1705 và Bảo Thái bắt đầu từ năm Canh Tý (1720), ở ngôi 25 năm. Đời vua trị vì, đất nước tương đối thái bình, các hình phạt được giảm nhẹ, nhiều kỳ thi võ được tổ chức.

Theo sách "Lịch triều tạp kỷ" của Ngô Cao Lãnh ghi: "Bấy giờ thừa hưởng cơ nghiệp thái bình, không xảy ra binh đao, trong nước vô sự, triều đình có làm được nhiều việc. Pháp độ được rất đầy đủ, kỷ cương thi hành được hết. Xứ xa lạ thì dâng lễ vật tỏ lòng thành, thượng quốc thì trả lại đất. Có thể gọi là thời cực thịnh. Nhà vua không phải khó nhọc mà mọi việc đều đâu ra đấy. Khi nói đến cuộc thịnh trị ở thời bấy giờ người ta tất phải kể đến đời vua này".
Sinh thời vua Lê Dụ Tông rất sùng đạo Phật, nhà vua thường vi hành đến các chùa ở Thăng Long thăm các nhà sư, chuyện trò và nghe giảng giải về Phật. Sau khi nhường ngôi cho con, nhà vua chuyên nghiên cứu về Kinh Phật, tuy không xuống tóc đi tu nhưng thường đến vãn cảnh chùa và cùng các sư luận bàn kinh sách, người đương thời coi vua là bậc thông tuệ, minh triết, một người hiền.
Vua Lê Dụ Tông băng hà ngày 20 tháng Giêng năm Tân Hợi 1731 hưởng thọ 52 tuổi. Khi vua băng hà được an táng ở lăng Cổ Đô, sau chuyển về Kim Thạch nay là làng Bái Trạch xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Mộ vua Lê Dụ Tông được phát hiện hồi tháng 2 năm 1958. Đầu năm 1964, Bộ Văn hóa đã ra quyết định cho phép đội khảo cổ khai quật mộ và đưa về bảo tàng lịch sử Việt Nam lưu giữ và nghiên cứu.

Ngày 25 tháng 1 năm 2010, sau gần 46 năm đóng góp cho ngành khảo cổ học, ngành y học nước nhà, thi hài vua Lê Dụ Tông lại được đưa về hoàn táng tại làng Bái Trạch bằng tất cả lòng thành kính của con cháu đời sau đối với đức vua. Đây là việc làm rất có ý nghĩa về mặt lịch sử, tâm linh, hợp với "thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Toàn bộ khu hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông được quy hoạch thành khu lăng mộ khang trang, kiên cố, trở thành di tích lịch sử văn hóa để con cháu đời sau thăm viếng, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Năm 2019, Lăng mộ vua Lê Dụ Tông được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Nhân dân trong và ngoài xã thường xuyên tới dâng hương, đặc biệt vào dịp Tết và ngày giỗ vua 20 tháng Giêng âm lịch.
Khu lăng mộ Vua Lê Dụ Tông được xây dựng khang trang, rộng tầm 5000m2. Chính giữa là ngôi mộ được thiết kế bề thế, chắc chắn. Phía trước Đền có hồ bán nguyệt. Xung quanh khu di tích là cây cối và hai hàng tượng đá, linh vật như đang canh chừng giấc ngủ ngàn thu cho vị Vua nhà Lê. Đây là công trình kiến trúc đặc sắc, với nghệ thuật điêu khắc đá, tạc tượng thờ, kỹ thuật xây dựng đều đạt đến trình độ tinh xảo.

Việc xây dựng, tôn tạo lăng mộ vua Lê Dụ Tông nhằm đảm bảo hoàn táng thi hài đức vua tốt nhất, với không gian kiến trúc trang trọng, tuân thủ theo đúng các quy định, lễ nghi truyền thống. Đây là địa chỉ tham quan du lịch hấp dẫn trong quần thể các di tích lịch sử thời nhà Lê trên địa bàn huyện Thọ Xuân, góp phần phát triển văn hóa du lịch tâm linh, tín ngưỡng.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân cho biết: "Hằng năm, trách nhiệm của địa phương được phân cấp, được ủy quyền quản lý tại khu lăng mộ được duy trì rất tốt. Đặc biệt là người dân xã Xuân Giang, khách thập phương đến thăm viếng rất nghiêm trang, đóng góp cả vật chất lẫn tinh thần để bảo vệ khu lăng mộ. Trong thời gian tới, địa phương sẽ phát huy bảo tồn điểm di tích này. Và chúng tôi cũng rất mong các cấp có thẩm quyền quan tâm, tạo điều kiện hàng năm, có chính sách tu sửa, bảo tồn, nâng cấp để di tích khu lăng mộ vua Lê Dụ Tông xứng tầm với di tích lịch sử cha ông để lại cho muôn đời con cháu sau này".

Tưởng nhớ công đức của nhà vua, trong những năm qua đã có hàng nghìn lượt người ở khắp mọi miền đất nước về thăm viếng khu lăng mộ. Xã Xuân Giang cũng đã thành lập Ban quản lý di tích, tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự, chủ động, tích cực trong việc giới thiệu và quảng bá đến cán bộ, Nhân dân, du khách thập phương trong và ngoài tỉnh biết được thân thế, sự nghiệp vua Lê Du Tông cũng như giá trị lịch sử văn hóa đặc sắc của di tích tại làng Bái Trạch - xã Xuân Giang nói riêng, các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Thọ Xuân nói chung, đẩy mạnh hoạt động du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông"
Tối 08/7, tại Nhà hát nghệ thuật Lam Sơn Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc Hội diễn nghệ thuật quần chúng "Câu hò nối những dòng sông" khu vực Bắc Trung Bộ năm 2025. Các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu nghệ thuật đã tới dự.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 4/7/2025
Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”. Những “điểm chạm” kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.

Gần 15.000 khán giả Phenikaa "cháy hết mình" trong "cơn bão sắc màu" COLORSTORM 2025
Tối 29/6, gần 15.000 khán giả đã cùng “cháy hết mình” tại Quảng trường sự kiện Đại học Phenikaa trong lễ hội âm nhạc hoành tráng COLORSTORM 2025 – Cơn bão sắc màu. Không chỉ là bữa tiệc âm thanh – ánh sáng rực rỡ, sự kiện còn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Nhà trường: chính thức trở thành Đại học Phenikaa – đại học tư thục đầu tiên tại miền Bắc, đồng thời là đại học trẻ nhất Việt Nam theo Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng tầm các sự kiện văn hóa - du lịch xứ Thanh
Hiện nay, các sự kiện văn hóa - du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng được quan tâm đầu tư cả về chiều sâu nội dung và hình thức. Không chỉ dừng lại ở những chương trình nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện ngày càng đa dạng, quảng bá sâu rộng hình ảnh về đất và người xứ Thanh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.