Khủng hoảng chính trị tại Đức: Khoảng 65% cử tri mong muốn tiến hành bầu cử sớm
Khoảng 65% cử tri Đức mong muốn tiến hành bầu cử càng sớm càng tốt, cụ thể là vào tháng 1 năm sau, thay vì theo mốc thời gian được Thủ tướng Scholz đưa ra trước đó là vào tháng 3/2025. Đây là kết quả cuộc thăm dò mới nhất mà Đài truyền hình công cộng ARD công bố ngày 8/11
Sự tan vỡ của liên minh cầm quyền khiến chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đối mặt với khủng hoảng - Ảnh: REUTERS
Kết quả thăm dò của đài truyền hình công cộng ARD cho thấy đa số cử tri ủng hộ tổ chức bầu cử sớm vào tháng 1 năm sau và chỉ có 33% ủng hộ tổ chức bầu cử theo mốc thời gian được Thủ tướng Scholz đưa ra trước đó là vào tháng 3/2025.
Lãnh đạo Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và một số chính đảng khác ở Đức cũng kêu gọi tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ ngay lập tức để mở đường cho cuộc bầu cử sớm nhất vào tháng 1.
Những thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang lâm vào tình trạng hỗn loạn chính trị do liên minh 3 đảng của chính quyền Thủ tướng Scholz bị tan rã, xuất phát từ việc ông cách chức Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner, lãnh đạo của đảng FDP.
Trong một cuộc họp báo, Thủ tướng Đức Olaf Scholz hé lộ lí do cách chức Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner . Nhà lãnh đạo này cho biết, lí do chính dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ liên minh cầm quyền ở Đức là Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner từ chối ủng hộ kế hoạch của ông bao gồm nỗ lực đảm bảo giá năng lượng phải chăng, một gói đảm bảo việc làm trong ngành công nghiệp ôtô cùng kế hoạch ban hành ưu đãi đầu tư để thu hút vốn vào Đức. Ông Scholz cũng nhấn mạnh đến việc "tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, quốc gia đang bước vào một mùa đông khắc nghiệt". Ông nói thêm, Đức phải gửi một tín hiệu cho thế giới thấy nước này có thể tin cậy được, đặc biệt sau khi ông Donald Trump tái đắc cử chức tổng thống Mỹ.
Đảng FDP sau đó tuyên bố rút khỏi liên minh cầm quyền và rút 3 bộ trưởng khỏi Nội các. Trong những tuần tới, hai đối tác còn lại trong liên minh, SPD của Thủ tướng Olaf Scholz và đảng Xanh bảo vệ môi trường, có kế hoạch tiếp tục điều hành một chính phủ thiểu số và kết thúc những công việc chưa hoàn tất. Ông Scholz đã đề cập đến việc thông qua một gói lương hưu, luật trong khuôn khổ luật tị nạn mới của EU và một gói viện trợ nổi bật để củng cố nền kinh tế đang sa sút của Đức.
Cảnh sát Hà Lan bắt giữ 10 đối tượng sau vụ tấn công bài Do Thái
Ngày 8/11, Thị trưởng thành phố Amsterdam, Hà Lan, Femke Halsema cho biết cảnh sát nước này đã bắt giữ 10 đối tượng tình nghi liên quan đến các vụ tấn công mang tính chất bài Do Thái sau trận đấu bóng đá thuộc giải Europa League vào tối 7/11. Amsterdam cũng đã cấm các cuộc biểu tình trong ba ngày kể từ ngày 8/11.
Chứng khoán Mỹ: Chỉ số S&P 500 vượt mốc 6.000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử
Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, cùng với quyết định cắt giảm 0,25 điểm phần trăm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đẩy các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ lên mức cao kỷ lục. Chốt phiên giao dịch ngày 8/11, chỉ số S&P 500 tăng 0,4% lên 5.995,54 điểm, sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất trong phiên là 6.012,45 điểm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chỉ số này bứt phá khỏi mốc 6.000 điểm, mốc được xem là quan trọng về mặt tâm lý.
Mỹ thúc đẩy nỗ lực ngoại giao chấm dứt xung đột tại Trung Đông
Ngày 8/11, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nỗ lực xúc tiến giải pháp ngoại giao nhằm đạt được các thỏa thuận chấm dứt tình trạng xung đột của Israel ở Dải Gaza và Liban, thông qua các cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ và những người đồng cấp trong khu vực.
IISS: Năng lực quốc phòng châu Âu chưa đủ để đáp ứng nhu cầu do thiếu nhân lực
Theo báo cáo do Viện Nghiên cứu an ninh quốc tế (IISS) của Anh công bố ngày 8/11, dù đã tăng chi tiêu, song năng lực quốc phòng của châu Âu lại chưa đủ để đáp ứng nhu cầu do thiếu nhân lực.
Hội nghị COP16 tại Colombia bế mạc
Ngày 2/11, Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Đa dạng sinh học (COP16) tại thành phố Cali (Colombia) đã bế mạc mà không đạt được thỏa thuận về lộ trình tăng cường tài trợ cho hoạt động bảo vệ các loài động và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Lễ hội “Ngày của người chết” của người dân Mexico
Ngày 2/11, Hàng trăm vũ công trong trang phục dân gian sặc sỡ cùng khuôn mặt trang điểm tựa những xác chết đã tham gia diễu hành trên những đại lộ chính tại thủ đô Mexico City nhân “Ngày của người chết”, một trong những lễ hội tâm linh quan trọng nhất tại Mexico cũng như một số quốc gia Mỹ Latinh.
Căng thẳng tại Trung Đông: Máy bay ném bom B-52 của Mỹ đến Trung Đông
Quân đội Mỹ ngày 2/11 thông báo máy bay ném bom B-52 của nước này đã đến Trung Đông. Trong bài đăng trên mạng xã hội, Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ phụ trách Trung Đông và các quốc gia xung quanh cho biết: "Máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress từ Phi đội ném bom số 5 của Căn cứ Không quân Minot đã đến khu vực chịu trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ".
Anh: Đảng Bảo thủ có nữ lãnh đạo thứ tư
Ngày 2/11, đảng Bảo thủ Anh thông báo, bà Kemi Badenoch đã trở nhà lãnh đạo mới của đảng Bảo thủ đối lập sau khi đánh bại ông Robert Jenrick trong cuộc đua giành vị trí kế nhiệm cựu Thủ tướng Rishi Sunak, người đã từ chức thủ lĩnh đảng sau thất bại trong cuộc tổng tuyển cử ngày 4/7.
Nga và Ukraine bất đồng về việc trao đổi tù binh
Các cuộc đàm phán mới về trao đổi tù binh giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có kết quả, khi hai bên đưa ra những tuyên bố trái ngược nhau.
Kinh tế Trung Quốc dự kiến phục hồi vững chắc hơn trong quý 4
Số liệu thống kê của Viện nghiên cứu kinh tế vĩ mô Trung Quốc cho thấy, sự phục hồi kinh tế hiện nay của nước này ngày càng vững chắc hơn, các nền tảng kinh tế như sản xuất công nghiệp, lưu thông nội bộ, vật tư cơ bản… ngày càng vững chắc, lực lượng sản xuất mới năng động hơn, qua đó cho thấy sự phục hồi kinh tế dự kiến sẽ được củng cố hơn nữa trong quý 4/2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.