Kích cầu tiêu dùng sau Tết Nguyên đán
Các đơn vị cung cấp hàng thiết yếu cho biết, sau Tết Nguyên đán, mặc dù sức mua của người tiêu dùng vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm 2024, tuy nhiên đang có xu hướng chậm lại. Trước tình hình đó, các đơn vị cung ứng hàng thiết yếu đang đẩy mạnh nhiều giải pháp nhằm kích cầu tiêu dùng, gia tăng sức mua để đảm bảo doanh số.
Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, sức mua của người tiêu dùng tại Trung tâm bán lẻ thuộc doanh nghiệp này tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm trước. Nhằm tiếp tục duy trì sức mua, đồng thời tri ân những khách hàng thường xuyên mua các sản phẩm, doanh nghiệp đã và đang triển khai nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mại, qua đó giúp người dân mua sắm được những sản phẩm với chất lượng tốt, mức giá ưu đãi, tiết kiệm được chi phí.

Sở Công thương Thanh Hóa cho biết, hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, sức mua sắm tiêu dùng ở các chợ truyền thống, tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị trên địa bàn tỉnh tương đối chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều mặt hàng người dân mua sắm, dự trữ trong dịp Tết vẫn đang còn. Bên cạnh đó, tâm lý thắt chặt chi tiêu, chuyển sang thói quen mua sắm, chi tiêu hợp lý và ưu tiên cho mặt hàng thiết yếu, cùng với xu hướng mua sắm trực tuyến đang tăng dần, khiến cho kênh bán hàng truyền thống giảm sức mua.

Nhằm phục hồi của thị trường bán lẻ, kích thích người tiêu dùng mua sắm, tại các siêu thị đã triển khai nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá. Đồng thời, liên kết với các đơn vị cung ứng uy tín nhằm đảm bảo chất lượng các mặt hàng.
Chị Nguyễn Thị Dung, Giám đốc điều hành Siêu thị Go Thanh Hóa
Theo các chuyên gia kinh tế, việc khơi thông tiêu dùng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025 của cả nước đạt trên 8% và của Thanh Hóa đạt trên 11%, ngoài một số chính sách vĩ mô của nhà nước như đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường huy động vốn cho đầu tư phát triển, thì nỗ lực của các doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa trong việc kích thích mua sắm, tiêu dùng ở thị trường nội địa cũng sẽ có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng để đạt mục tiêu đề ra.

Hơn 15.600 hộ dân được vay vốn chương trình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn
Thực hiện Quyết định số 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình không thuộc hộ nghèo ở các địa phương vùng khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất.

Hơn 58.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay phát triển sản xuất, kinh doanh
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình ưu dãi, lãi suất cho vay hợp lý, đa dạng các dịch vụ ngân hàng.

Gần 31,6 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Nghi Sơn
6 tháng đầu năm 2025, khối lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng Nghi Sơn đạt gần 31,6 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ. Kết quả này tiếp tục khẳng định vai trò của cảng Nghi Sơn là trung tâm logistics quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng xuất nhập khẩu của Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.

Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động
Thanh Hóa hiện có 115 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo quỹ đất và hạ tầng sẵn sàng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đã thành lập mới 12 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập lên 49 với tổng vốn đăng ký đạt 13.405 tỷ đồng.

Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm gần 80% cơ cấu công nghiệp Thanh Hóa
Những năm gần đây, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của Thanh Hóa tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo - lĩnh vực then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh đạt gần 80%, tăng 4,2% so với năm 2020.

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026.

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng vay vốn Agribank
Ngoài việc đồng hành hỗ trợ người dân tiếp cận với các chương trình vay vốn ưu đãi, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Hoá còn luôn quan tâm, hướng dẫn khách hàng tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng của Agribank, qua đó giúp khách hàng giảm bớt khó khăn về tài chính khi không may gặp rủi ro trong cuộc sống.

Hơn 252.000 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
Tính đến ngày 15/7, trên cả nước, số cơ sở kinh doanh đã đăng ký mới sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đã lên tới trên 252.000 cơ sở, gấp 2,4 lần so với cuối năm ngoái.

Đẩy mạnh thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa
Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện nhiều hoạt động thúc đẩy thương mại điện tử và chuyển đổi số trong doanh nghiệp; tăng cường thực hiện đa dạng, hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.