Kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em
Theo khảo sát ngành y tế, tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 10 tuổi đang là thực trạng đáng báo động tại Thanh Hóa. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ trong tương lai. Vì vậy, để kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì, nhất là đối với trẻ em cần sự quan tâm của gia đình và nhà trường.
Thừa cân quá mức khiến việc vận động của trẻ kém linh hoạt hơn nhiều so với các bạn đồng trang lứa. Cô Lê Thị Thu, Phó Hiệu trưởng trường mầm non Quảng Hưng, thành phố Thanh Hoá cho biết: "Đối với các bạn cân nặng béo phì, nhà trường cũng phải điều chỉnh lại chế độ ăn, ví dụ hạn chế tinh bột, tăng cường rau xanh. Bên cạnh đó cũng trao đổi với gia đình để gia đình cũng có cách điều chỉnh chế độ ăn cho các cháu khi ở nhà".

Trẻ được xem là béo phì khi có trọng lượng cơ thể hơn mức trung bình so với chiều cao và độ tuổi từ 20% trở lên. Theo khảo sát của ngành y tế, tại nhiều trường mầm non và tiểu học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trong 10 năm trở lại đây, tỉ lệ trẻ bị béo phì, thừa cân tăng khá nhanh, chiếm từ 5- 7% số trẻ mắc các vấn đề về dinh dưỡng. Các nguyên nhân dẫn đến béo phì ở trẻ được xác định là do chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn không hợp lý. Ngoài ra, còn một ít các trường hợp trẻ béo phì có liên quan đến nội tiết, di truyền, sử dụng thuốc…

Bác sĩ CKI Trịnh Thị Thơm, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hoá
Bác sĩ CKI Trịnh Thị Thơm, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Nếu trẻ béo phì có cân nặng trên 200% so với cân nặng lý tưởng sẽ có nguy cơ dẫn đến đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, dậy thì sớm gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản cũng như hạn chế về chiều cao ở trẻ".
Để phòng chống thừa cân, béo phì, các trường học có tổ chức bếp ăn bán trú trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện đang tích cực triển khai chương trình cải tiến bữa ăn học đường, tránh lạm dụng tinh bột và các chất béo trong bữa ăn; tăng cường hoạt động thể lực, trung bình 60 phút/ngày, thường xuyên theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ nhằm phát hiện những trường hợp trẻ đang có dấu hiệu tăng cân bất thường.

Ngoài việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trong nhà trường thì các bậc cha mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho trẻ tại nhà, khích lệ trẻ tham gia các hoạt động vận động phù hợp với lứa tuổi, cùng làm các công việc gia đình. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên cho con đi khám sức khỏe định kỳ, nhất là khi trẻ có những dấu hiệu tăng cân quá nhiều so với chiều cao, lứa tuổi để có hướng can thiệp kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027
Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh đối với các bác sĩ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2027. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, có hiện tượng làm giả bệnh án tâm thần nhằm trục lợi hoặc giúp các đối tượng phạm tội trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bộ Y tế yêu cầu siết chặt quản lý toàn hệ thống. Người đứng đầu đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra sai phạm.

Bản tin Sức khỏe 28/6/2025
Bản tin Sức khỏe 28/6/2025 có những nội dung chính sau: - Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần - Thanh Hoá có thêm 4 bệnh viện đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử - Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khoẻ tham gia hiến máu

Bệnh sốt xuất huyết không còn xảy ra theo chu kỳ
Các chuyên gia y tế khuyến cáo Bệnh sốt xuất huyết không còn bùng phát dịch theo chu kỳ 5 năm/lần. Hiện nay, bệnh xảy ra quanh năm và diễn biến ngày càng khó lường. Vì vậy, rất cần các giải pháp tổng thể, thống nhất và bền bỉ thì chiến lược kiểm soát dịch mới thực sự phát huy hiệu quả lâu dài.

Bản tin Sức khỏe 26/6: Cẩn trọng với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Bản tin Sức khỏe 26/6/2025 có những nội dung chính sau: - 12 trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế dù khám đúng tuyến - Dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng - Cẩn trọng với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh trong dịp hè
Thông tin từ Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, tình trạng thiếu máu cho cấp cứu, điều trị bệnh đang diễn ra trầm trọng.

Thanh Hoá: Có thêm 4 bệnh viện đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử
Vừa có thêm 4 bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá được hội đồng chuyên môn đánh giá đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử. Như vậy, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh đã có 20 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử.

Trẻ hoá bệnh nhân suy thận
Nếu như trước đây, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người trên 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người độ tuổi từ 18-35 tuổi mắc bệnh chiếm đến 25%. Do diến biến của bệnh âm thầm nên đa số người trẻ tuổi phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn nặng.

Khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ
Mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong và sau lụt bão, mưa lũ, Bộ Y tế khuyến cáo về biện pháp phòng, chống dịch bệnh trước, trong mưa lũ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.