Kinh tế tư nhân đóng góp hơn 50% GDP
Theo các chuyên gia, dù còn nhiều hạn chế nhưng kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế với đóng góp hơn 50% cho GDP và khoảng 30% ngân sách.
Đặc biệt trong giai đoạn 2016 - 2023, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân thường xuyên duy trì ở mức 6 - 8%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. So sánh với khu vực kinh tế nhà nước (chiếm khoảng 28% GDP) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (khoảng 20% GDP), rõ ràng kinh tế tư nhân là trụ cột quan trọng nhất về mặt sản xuất, kinh doanh nội địa.
Đáng chú ý, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 97% tổng số doanh nghiệp, đóng góp hơn 50% việc làm phi nông nghiệp, giúp ổn định thị trường lao động. Kinh tế tư nhân cũng là khu vực năng động nhất trong đổi mới công nghệ, sáng tạo sản phẩm và dịch vụ. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tăng nhanh, từ 1.500 startup năm 2015 lên hơn 3.800 startup vào năm 2023.

Bộ Công thương chịu trách nhiệm điều hành giá xăng dầu
Từ ngày 2/5 tới đây, việc công bố giá cơ sở xăng dầu sẽ do một đầu mối là Bộ Công Thương thực hiện, thay cho mô hình tổ liên ngành Tài chính - Công Thương vốn được duy trì nhiều năm nay.

Giảm 30% tiền thuê đất
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87/2025 quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024.

Chính phủ giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%
Nhận định kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với thương chiến, xung đột địa chính trị và nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, Chính phủ đề nghị các bộ, cơ quan, địa phương không bi quan mà tận dụng cơ hội, tháo gỡ khó khăn để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay từ 8% trở lên, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Phát triển mô hình dược liệu tại huyện Thường Xuân
Huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân - Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy phát triển mô hình sản xuất dược liệu tại thôn Sơn Minh, xã Luận Thành.

Gần 224 nghìn tỉ đồng cho vay phát triển kinh tế
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hoá có 115 tổ chức tín dụng đang hoạt động, với 181 phòng giao dịch. Tính đến hết tháng 3/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt gần 224 nghìn tỉ đồng, tăng 1,25% so với cuối năm 2024.

Quý 1 năm 2025, Thanh Hóa giải ngân vốn đầu tư công cao hơn bình quân chung cả nước
Đến hết quý 1 năm nay, Thanh Hóa đã giải ngân hơn 2.400 đồng vốn đầu tư công, bằng 16,9% kế hoạch vốn được giao, cao hơn 0,9% so với cùng kỳ năm 2024 và cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước. Năm 2025, Thanh Hóa được giao kế hoạch vốn đầu tư công trên 14.200 tỷ đồng.

Siết chặt nguyên liệu làm hàng xuất khẩu
Trước tình hình thương mại quốc tế diễn biến nhanh chóng, khó lường, Bộ Công thương vừa có văn bản gửi các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, đề nghị phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước để kịp thời nắm bắt thông tin, động thái thị trường nhằm chủ động phương án sản xuất và xuất khẩu.

Trong 3 tháng đầu năm 2025, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD
Đến hết tháng 3 năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD, tăng trên 34% so với cùng kỳ năm 2024.

Tận dụng tốt thương mại điện tử xuyên biên giới để xuất khẩu
Bộ Công Thương cho biết, thương mại điện tử xuyên biên giới chiếm từ 20 đến 22% giá trị thương mại điện tử toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng gấp 2,3 lần so với thương mại điện tử thông thường. Đây là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất Việt Nam đang sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, sản phẩm đa dạng và chính sách hỗ trợ ngày càng cởi mở.

Lãi suất huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại tiếp tục giảm
Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động để có điều kiện kéo lãi suất cho vay xuống mức thấp hơn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.