Longform
img
KÝ SỰ NHẤT NGHỆ TINH - KÝ SỰ NHẤT NGHỆ TINH - Ảnh 1.

Đến xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc những ngày nắng, chúng ta bắt gặp cảnh những đồng muối trải dài bát ngát, nơi làm nên những hạt phù sa tinh túy của biển cả. Những ụ muối được vun đều tăm tắp, thẳng hàng phơi trên đồng như những chóp nón trắng, giản dị như chính cuộc sống của người dân nơi đây.

Ký sự Nhất nghệ tinh - Nhọc nhằn nghề muối - Ảnh 2.

KÝ SỰ NHẤT NGHỆ TINH - KÝ SỰ NHẤT NGHỆ TINH - Ảnh 2.

Để làm ra được hạt muối theo cách thủ công, hàng ngày bà con diêm dân xã Hòa Lộc phải trải qua một quy trình khá vất vả.

Từ sáng sớm họ đã phải ra đồng để đổ nước biển đã được lọc từ hôm trước lên các ô phơi cho kịp nắng lên.

Nghe tưởng đơn giản nhưng làm việc này phải có kinh nghiệm mới có được những mẻ muối khô, trắng tinh. Nếu đổ quá nhiều, muối sẽ ngậm nước, không khô, không thể thu hoạch. Muối phải làm trong ngày, không để qua đêm. Vì thế, diêm dân luôn phải đi từ sáng sớm và trở về khi tối trời.

Ông Đào Nguyên Hồng, Giám đốc hợp tác xã dịch vụ Muối Tam Hòa, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Diêm nghiệp – thứ nghề cơ cực, nhọc nhằn nhất nhì trần gian. Nhiệt độ ngoài trời lúc này chắc cũng gần 40 độ, những ô ruộng mới buổi sáng còn là nước biển, giờ đã kết tinh thành những hạt lấp lánh. Bất chấp cái nắng như rang của thời tiết, những diêm dân vẫn phải phơi mình dưới mặt trời. Dụng cụ bảo hộ của họ chỉ là những chiếc khẩu trang, găng tay, và chiếc nón đơn sơ.

Nghề muối là nghề vất vả. Con người phải ưu tiên làm ra hạt muối trắng sạch...
Ông Biện Hồng Nhị, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Thời điểm sản xuất được nhiều muối nhất trong năm là từ tháng tư đến tháng bảy, đó là những tháng nắng nóng cao điểm. Thu nhập trung bình của hầu hết diêm dân trong ngày chỉ khoảng từ 50 nghìn đến 100 nghìn đồng. Muối tồn kho nhiều, giá muối lại hạ nên diêm dân thu nhập chẳng được là bao. Mồ hôi đổ ra nhiều lắm mà diêm dân vẫn không thể sống được với nghề.

 Rõ ràng là nghề tổ truyền, nghề chính mà lại có thu nhập phụ. Vậy nên, thanh niên trai tráng trong làng bỏ đi làm ăn xa, ở lại làm muối chủ yếu là những người già, hết tuổi lao động. Cũng đúng với lẽ thường, vì cái nghề cha truyền con nối bao đời ấy chưa thể tạo ra sự sung túc, giàu có cho diêm dân.

Giá muối giảm sút, khí hậu biến đổi thất thường, diêm dân xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc liên tục gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất. Bài toán chuyển đổi nghề muối sang mô hình kinh tế nuôi trồng thủy sản và hướng tới cụm công nghiệp được tính đến. Song, việc chuyển đổi với bà con nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Ký sự Nhất nghệ tinh - Nhọc nhằn nghề muối - Ảnh 10.

Anh Lê Văn Kiệm, Phó giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa lấy mẫu muối của hợp tác xã muối Tam Hòa gửi Bộ Khoa học và Công nghệ để kiểm định. Chất lượng sản phẩm phẩm muối được đánh giá hạng A về độ tinh khiết. Hạt muối không nhiễm kim loại...

 Anh Lê Văn Kiệm, Phó giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa còn cho biết: "Hiện giờ, hợp tác xã chỉ thu mua muối thô, nhưng về lâu dài, hợp tác xã cũng muốn đầu tư làm ô, kiên cố các tuyến mương trọng điểm".

Ký sự Nhất nghệ tinh - Nhọc nhằn nghề muối - Ảnh 12.

Diêm dân đang làm nên một thứ sản phẩm không thế thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, cuộc sống của họ lại đối mặt với muôn vàn khó khăn. Nghề muối và diêm dân đang rất cần có những chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Ông Nguyễn Văn Huân. Phó chủ tịch UBND xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Hiện tại, tổng diện tích sản xuất muối của xã Hòa Lộc khoảng 29 ha. Trong đó, cánh đồng Nam Tiến khoảng 20 ha, cánh đồng Chương Xá khoảng 9 ha. Diện tích sản xuất muối ngày càng thu hẹp, bởi nghề nặng nhọc, vất vả, nhưng giá bán lại thấp, thị trường tiêu thụ bấp bênh. 

Mong muốn của những diêm dân còn nhiệt huyết với nghề là có nhiều nguồn tiêu thụ tại ruộng, giá muối tăng lên để có thể tiếp tục duy trì nghề.

KÝ SỰ NHẤT NGHỆ TINH - KÝ SỰ NHẤT NGHỆ TINH - Ảnh 13.

Trên cánh đồng muối Tam Hòa, ánh nắng chiều đã dần dịu xuống. Những diêm dân vẫn đang khẩn trương hoàn tất việc thu hoạch muối. Từng vạt muối trắng được chất cao dần.

Ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, chúng ta càng thêm trân trọng những hạt muối trắng kết tinh từ niềm hăng say lao động của diêm dân. Dù công việc vất vả, nhưng họ vẫn cần mẫn không ngừng từ sớm tinh mơ đến khi mặt trời xuống để mang hương vị mặn mà của biển cả đến với cuộc đời.

Thực hiện: Minh Thúy - Xuân Sơn

Biên tập chuyển thể và trình bày: Linh Phượng



Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận