Lãi trên 500 triệu đồng/ha/năm từ trồng cây riềng đỏ
Trên diện tích đất đỏ bazan vùng đồi, trước kia bà con nông dân ở thôn Cự Phú, xã Công Liêm, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa chủ yếu trồng mía, sắn, năng suất thấp, hiệu quả không cao. Từ năm 2016 đến nay, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, 80 hộ nông dân nơi đây đã đầu tư trồng trên 85 ha cây riềng đỏ, đem lại thu nhập trên 500 triệu đồng/ha/năm.
Cây riềng đỏ phù hợp với đất đỏ bazan và chịu được điều kiện khô hạn nên ngay vụ đầu tiên, cây sinh trưởng tốt, nhiều củ, dễ tiêu thụ, cho giá trị kinh tế vượt trội so với cây trồng khác. Do đó, năm 2018, UBND xã Công Liêm đã vận động các hộ dân có đất đồi trồng mía, sắn và một số cây trồng khác kém hiệu quả chuyển sang trồng riềng đỏ. So với các cây trồng trước đây, cây riềng đang là cây trồng mang lại giá trị thu nhập cao nhất của xã.

Ông Nguyễn Văn Luật, Thôn Cự Phú, xã Công Liêm, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "So với cây riềng đỏ với cây mía hoặc cây keo thì 3 năm bán 1 lần keo cũng chỉ đạt 60 triệu /1 ha. Cây riềng chưa trừ chi phí được 700 triệu /1 ha. So với cây mía thì không có cây nào năng suất bằng cây riềng".
Đến nay, xã Công Liêm có 80 hộ tham gia trồng riềng với tổng diện tích hơn 85 ha. Sản phẩm thu hoạch đến đâu được thương lái trong và ngoài tỉnh đến thu mua hết đến đó. Nhờ vậy, doanh thu hàng năm từ trồng riềng của địa phương đạt khoảng 43 đến 45 tỷ đồng. Chính quyền địa phương đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để nâng cao năng suất, chất lượng cây riềng đỏ; đồng thời, đấu mối, liên kết với các doanh nghiệp để có thị trường ổn định, tạo sự yên tâm sản xuất cho người dân.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Thị trường tài chính tiền tệ đảm bảo ổn định
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn song nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ổn định, các hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động hơn; các tổ chức quốc tế vẫn dự báo Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và khu vực.

4 tháng năm 2025, nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt gần 16 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 5,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2024.

4 tháng đầu năm, gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trưởng tích cực
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của cả nước trong tháng 4 tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung cả 4 tháng, chỉ số này đã tăng 8,4% so với cùng kỳ. Những lĩnh vực tăng trưởng mạnh có thể kể đến như chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện và cung cấp nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, hoạt động xuất khẩu vẫn tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực, sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việt Nam xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 vào Singapore
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản vào Singapore đạt hơn 21 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Với con số ấn tượng này, Việt Nam hiện đứng trong top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất tại Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Nhiều diện tích nứa, vầu ở Quan Sơn bị khuy
Những cánh rừng nứa, vầu từ bao đời nay đã là là nguồn sống của các thế hệ người dân huyện Quan Sơn. Từ đầu năm 2024 đến nay, hiện tượng nứa, vầu ra hoa, kết hạt rồi chết khô hàng loạt hay còn gọi là “khuy” đồng nghĩa với hàng nghìn hộ gia đình đối diện với nguy cơ mất nguồn sống trong nhiều năm tới.

Mô hình liên kết trồng dưa kiếm Nhật đem lại hiệu quả kinh tế cao
Vụ Xuân năm nay, một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa cây dưa chuột giống Nhật vào trồng và đã mang lại kết quả bước đầu. Lợi nhuận của các mô hình đạt từ 80-100 triệu 1ha.

PMI tháng 4 chỉ đạt 45,6 điểm
Sáng 5/5/2025, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 4/2025. Trong đó có 3 điểm nhấn nổi bật: Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều giảm đáng kể; Tâm lý kinh doanh đạt mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021; Tốc độ tăng chi phí đầu vào chậm lại và giá cả đầu ra giảm
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.