Làm thế nào để kiểm soát quyền riêng tư khi online?
Scandal mới nhất của Facebook đã khiến hầu hết người dùng Internet trên toàn thế giới cẩn trọng hơn với việc bảo mật thông tin. Vậy thì làm thế nào để kiểm soát quyền riêng tư khi online để không bị theo dõi hoặc đánh cắp dữ liệu cá nhân?
Khi Facebook bị cáo buộc bán dữ liệu của trên 87 triệu người dùng thì cũng là lúc chúng ta nhận ra các dịch vụ của Google luôn có các tính năng theo dõi vị trí, hay Amazon luôn tích lũy bản ghi âm của mỗi tương tác để thu thập nhu cầu khách hàng.
Với ngành công nghiệp công nghệ cao, việc chia sẻ dữ liệu rất có ý nghĩa thương mại. Rất nhiều nền tảng trực tuyến có thể theo dõi thói quen lướt web của bạn để kiếm tiền bằng cách bán thông tin cho các nhà quảng cáo.
Ở châu Âu, sau khi các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) được công bố và triển khai thực hiện đã phần nào thắt chặt được vấn đề rò rĩ dữ liệu. Tuy nhiên, đối với những khu vực khác khi mà các quy định về quyền riêng tư vẫn chưa nghiêm ngặt thì phải làm thế nào? Dưới đây là một số tác vụ bạn có thể thực hiện để kiểm soát quyền riêng tư khi online.
1. Hạn chế sử dụng webcam
Chỉ khi công việc của bạn đòi hỏi dùng webcam, chẳng hạn như gọi điện thoại qua Skype, thì bạn hãy sử dụng, còn không thì nên hạn chế đến mức thấp nhất có thể tần số sử dụng tiện ích này của mình.
2. Luôn cài đặt HTTPS
Các trang web không được mã hóa theo mặc định (HTTP) sẽ gây ra nguy cơ về an ninh mạng. Việc cài đặt chứng chỉ bảo mật HTTPS sẽ giúp bạn duyệt web an toàn và kiểm soát lưu lượng truy cập chặt chẽ hơn.
3. Sử dụng bộ chặn theo dõi
Với bộ chặn theo dõi, khi bạn di chuyển từ trang này sang trang khác, thậm chí trên các thiết bị khác nhau, cũng sẽ không có dấu vết nào bị ghi lại. Bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm riêng tư Pro DuckDuckGo hoặc Disconnect.me để chặn các trình theo dõi từ các trang web của bên thứ ba.
Firefox cũng có một trình chặn theo dõi tích hợp, được bật theo mặc định trong các ứng dụng dành cho thiết bị di động. Nếu bạn muốn xem danh sách các trình theo dõi trên trang web phổ biến, bạn cũng có thể cài đặt Kimetrak.
4. Sử dụng trình chặn quảng cáo
Một số trình duyệt như Opera luôn đi kèm với trình chặn quảng cáo. Bạn cũng nên sử dụng uBlock Origin trên macOS, Windows, Linux và Android, còn 1Blocker là một lựa chọn thích hợp trên iOS.
5. Chọn công cụ tìm kiếm an toàn làm mặc định
Google có thể biết nhiều hơn về bạn hơn cả Facebook, nhờ vào những điều bạn nhập khi truy vấn vào công cụ tìm kiếm của nó. Thay vì quá phụ thuộc vào Google, bạn vẫn có một số lựa chọn thay thế khá tốt, chẳng hạn như DuckDuckGo mà Apple sẽ cho phép bạn thiết lập như là trình duyệt mặc định trên iOS, hoặc Qwant cho người dùng nói tiếng Pháp, còn người dùng Đức có thể dùng Cliqz.
6. Chuyển sang DNS khác
Khi bạn nhập địa chỉ trang web vào thanh tìm kiếm, thiết bị của bạn sẽ yêu cầu một máy chủ tên miền dịch địa chỉ đó sang địa chỉ IP. Theo mặc định, ISP hoặc nhà cung cấp dịch vụ chạy DNS cho người dùng sẽ có thể xem tất cả lịch sử web của bạn. Truy vấn DNS của bạn cũng không được mã hóa và có thể bị chặn. Do đó, bạn có thể định cấu hình mỗi thiết bị của mình để sử dụng một DNS công cộng khác nhau.
7. Tắt dịch vụ vị trí
Với mục đích nhắm mục tiêu quảng cáo, dữ liệu vị trí rất có giá trị. Dữ liệu vị trí cũng có thể ảnh hưởng đến loại quảng cáo mà bạn nhìn thấy. Nếu bạn thực sự bận tâm vấn đề này thì nên tắt tất cả các vị trí thiết lập trên mọi trình duyệt mình sử dụng.
8. Thận trọng khi tiếp cận VPN
VPN là mạng dành riêng để kết nối các máy tính của các công ty, tập đoàn hay các tổ chức với nhau thông qua mạng Internet công cộng. Chính vì tính công cộng của VPN nên việc bảo mật sẽ gặp nhiều khó khăn. Để an toàn, bạn nên chọn sử dụng máy chủ VPN được cung cấp từ nhà mạng mà mình tin cậy.
9. Quan tâm đến các ứng dụng bên thứ ba
Đặc biệt là các ứng dụng bàn phím vốn có khả năng ghi lại tất cả thông tin mà bạn nhập vào thiết bị của mình - từ mật khẩu đến số thẻ tín dụng và nội dung tin nhắn của bạn.
10. Sử dụng các ứng dụng được mã hóa đầu cuối
Nếu sử dụng các ứng dụng không có cơ chế mã hóa đầu cuối thì bạn sẽ không an toàn. Từ ứng dụng nhắn tin, lưu trữ đám mây cho đến dịch vụ email đều cần phải mã hóa đầu cuối để không bị khai thác dữ liệu. Nếu bạn muốn bảo mật hơn nữa, bạn nên thiết lập các khoá mã hóa PGP.
11. Chọn iOS thay vì Android
Không có công nghệ kết nối nào an toàn 100% nhưng Android là một nền tảng mở hơn iOS. Do đó, bạn có thể định cấu hình Android theo nhiều cách khác nhau, đồng nghĩa với việc sự riêng tư ít được khóa chặt hơn. Vì vậy, IOS có thể là sự lựa chọn tối ưu hơn nếu so sánh về khía cạnh bảo mật người dùng.
12. Đăng xuất khỏi tất cả các tài khoản trực tuyến
Bạn có thể lướt Messenger, Instagram và WhatsApp nhưng nên nhớ đăng xuất sau khi truy cập. Tác vụ này sẽ mất thời gian hơn nhưng ít ra sẽ bảo vệ bạn được nhiều hơn.
13. Nói không với những ứng dụng thu thập giọng nói
Có rất nhiều tính năng tìm kiếm bằng giọng nói được tích hợp ngày nay. Đó chính là "nguồn thu" thông tin cực hữu hiệu mà bạn không hề hay biết.
14. Sử dụng hệ điều hành tập trung vào quyền riêng tư
Nếu bạn thực sự muốn khóa mọi thứ, bạn nên xem xét sử dụng Tails làm hệ điều hành máy tính. Đây là một dạng hệ điều hành nhân Linux không để lại dấu vết theo mặc định, mặc định sử dụng mạng Tor cho tất cả các yêu cầu mạng. Nhưng khá phức tạp để cài đặt và không được thân thiện với người dùng.
LIÊN HOA/Tuoitre.vn
Đọc thêm

Chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh toàn cầu đang đứng trước áp lực ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và xu thế tiêu dùng xanh lên ngôi, chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh - sạch - bền vững không còn là xu hướng, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp. Tại Thanh Hóa, quá trình này đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp, mà còn lan tỏa sang nông nghiệp và dịch vụ, tạo nên một hệ sinh thái kinh tế xanh đầy triển vọng.

Nhóm giảng viên ứng dụng AI sáng chế robot chiến trường
Nhận thấy vai trò ngày càng quan trọng của các thiết bị tự hành trong chiến tranh hiện đại, một nhóm giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự đã phát triển mẫu robot chiến trường có khả năng tự động bám, bắt và di chuyển linh hoạt trên mọi địa hình, từ dưới nước, trên cạn đến leo dốc 45 độ.

Đánh giá mô hình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Thanh Hóa
Sáng 23/5, tại huyện Thọ Xuân, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phối hợp với Công ty Faeger Việt Nam tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả bước đầu và triển khai chương trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Thanh Hóa.

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force
Theo báo cáo của Kaspersky, Việt Nam hiện đang dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force, với gần 20 triệu cuộc tấn công trong năm 2024.

Phát động Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2025
Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa phát động Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2025 trong lĩnh vực công nghệ số. Giải thưởng sẽ nhận bài dự thi đến hết ngày 31/8/2025, chấm giải từ ngày 5/9 - 30/9/2025.

Tuần lễ Internet an toàn
Sáng ngày 22/5, Tổ chức Tầm nhìn Thế gới, chương trình vùng Thường Xuân phối hợp với trường Trung học cơ sở xã Luận Thành tổ chức tuần lễ Internet an toàn, cuộc thi tìm kiếm siêu anh hùng nhí và tổng kết vòng thi online - đường đua internet an toàn.

Thường Xuân: Công bố chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC
Sáng ngày 22/5, UBND huyện Thường Xuân phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Tập đoàn Đại Phát tổ chức Hội nghị công bố chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế (FSC) cho nhóm hộ Đại Phát - Thường Xuân.

Nhiều công nghệ tự động hóa thông minh có mặt tại Việt Nam
Với chủ đề “Tự động hóa với các công nghệ thông minh trong sản xuất và phát triển bền vững”, triển lãm Quốc tế về Tự động hóa và Công nghệ (AT EXPO 2025) vừa được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội; đã thu hút 300 gian hàng đến từ hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Lượng điện thoại thông minh xuất xưởng tại Việt Nam giảm 5% trong quý I/2025
Theo báo cáo mới nhất của Counterpoint Research, số lượng điện thoại thông minh xuất xưởng tại thị trường Việt Nam trong quý I/2025 đã giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.

Cần có chế tài nghiêm khắc xử phạt vi phạm mua bán, làm lộ lọt dữ liệu cá nhân
Trước thực trạng đáng báo động về lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân gây nhiều hệ lụy, các quy định pháp lý mới đang được các chuyên gia về an ninh mạng thảo luận với những chế tài nghiêm khắc hơn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.