Lan tỏa mô hình tiết kiệm điện ở Thanh Hóa
Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng, trong đó có điện năng đang trở thành vấn đề cấp bách, là giải pháp quan trọng giúp giảm áp lực cung cấp điện, góp phần đảm bảo điện cho sinh hoạt, sản xuất. Đây cũng là giải pháp trực tiếp giảm hóa đơn tiền điện phải chi trả cho mỗi doanh nghiệp và người dân. Vì vây, tiết kiệm điện cần sự chung tay của mỗi địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và mỗi người dân. Hiện nay, nhiều địa phương, doanh nghiệp và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng.
Hệ thống đường điện chiếu sáng bằng pin năng lượng mặt trời xã Hoằng Đức huyện Hoằng Hóa được đầu tư từ đầu năm 2022, với chiều dài hơn 2,8 km được nối từ chân cầu Vượt sông Tào đến chân cầu vượt Bút Sơn, gồm 55 cột đèn chiếu sáng, trị giá gần 600 triệu đồng từ nguồn ngân sách của địa phương. Sau hơn 1 năm đưa vào sử dụng, hệ thống đường điện chiếu sáng bằng pin năng lượng mặt trời này đã và đang phát huy hiệu quả, giúp địa phương tiết kiệm đến 90% năng lượng so với sử dụng đèn chiếu sáng thông thường.
Ông Nguyễn Đình Bằng, Chủ tịch UBND xã Hoằng Đức huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Qua 1 năm đưa vào sử dụng, đến nay chưa có 1 bóng nào trục trặc, vào mùa mưa, qua kiểm tra, ánh sáng đạt tốt. Do cảm ứng, tối tự nó sáng, trời sáng tự tắt. Khuyến cáo Nhân dân lắp đặt hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời tại sân vườn".
Thị trấn Bút Sơn huyện Hoằng Hóa là 1 trong những điển hình trong việc huy động Nhân dân xây dựng hệ thống đường điện chiếu sáng công cộng bằng đèn led từ chủ trương và sự khuyến khích, hỗ trợ của huyện. Hệ thống chiếu sáng được xây dựng bằng cột chắc chắn, bóng LED, bảo đảm chiếu sáng theo mục tiêu an toàn, hiệu quả và tiết kiệm điện trong vận hành bảo dưỡng. Đến nay, 15 Khu phố của thị trấn Bút Sơn đã hoàn thành đường điện chiếu sáng công cộng tự quản với tổng số 75km, trong đó ngân sách huyện và thị trấn hỗ trợ 50%, còn lại người dân đóng góp 50%. Việc xã hội hóa hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn không chỉ giúp người dân trong việc đi lại an toàn mà còn là mô hình góp phần giảm chi ngân sách Nhà nước, nâng cao ý thức người dân trong việc bảo quản, tiết kiệm điện.
Ông Trương Văn Oanh, Phó chủ tịch UBND thị trấn Bút Sơn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Tất cả tuyến đường đầu tư hệ thống đường điện chiếu sáng đèn led. Từ khi sử dụng đêm lại hiệu quả. Hệ thống đèn led sáng hơn, công suất giảm, trước dùng đèn compắc, tối yếu không lên, công suất 250W, bây giờ chỉ có 30W vẫn đảm bảo sáng".
Bà Lê Thị Ngọc Hoa, Bí thư chi bộ kiêm trưởng phố Đạo Sơn, thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Kêu gọi sự vào cuộc, tự giác của mỗi gian đình, lấy lực lượng đảng viên làm nòng cốt, sau 1 thời gian ngắn, Nhân dân hiểu và đồng thuận thực hiện xây dựng hệ thống đèn điện chiếu sáng. Với tinh thần tiết kiệm điện cho Nhà nước, giảm chi phí cho Nhân dân. Đến nay, 100% tuyến đường đều sử dụng đèn led. Sau 1 thời gian sử dụng, các hộ gia đình chỉ đóng có 10.000/tháng".
Nếu như trước thời điểm năm 2019 trên địa bàn Hoằng Hóa mới có trên 260 km đường điện chiếu sáng, thì đến nay toàn huyện đã làm mới được gần 600 km, trong đó chủ yếu bằng hệ thống đèn led và pin năng lượng mặt trời.
Ông Trương Văn Tùng, Phó Phòng kinh tế hạ tầng UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian qua, UBND huyện đầu tư hệ thống đường điện chiếu sáng tại các tuyến đường chính. UBND ban hành kế hoạch 99 chỉnh trang đô thị, nâng cao hệ thống đường điện chiếu sáng. Đối với các xã, Ủy bản cũng tuyên truyền sử dụng điện năng lượng mặt trời, hệ thống đèn led, tiết kiệm điện. Trong thời gian qua UBND các xã cũng huy động nguồn lực xã hội hóa trong đầu tư các tuyến đường, ưu tiên sử dụng điện năng lượng mặt trời, đèn led. Qua sử dụng, nâng cao chất lượng ánh sáng ở khu dân cư. Thứ nhất là mỹ quan đô thị, thứ 2 là tiết kiệm điện cho hệ thống điện lưới quốc gia".
Ngoài hệ thống điện chiếu sáng bằng pin năng lượng mặt trời, từ nguồn kinh phí của Trung ương và của tỉnh, Trung tâm khuyến công và tiết kiệm năng lượng tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ hệ thống điện chiếu sáng bằng đèn Led tiết kiệm điện cho các địa phương. Đến nay, hệ thống đèn chiếu sáng công cộng trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được sử dụng đèn tiết kiệm điện. Trong năm 2022, thực hiện chương trình tiết kiệm năng lượng, Thanh Hóa đã đầu tư gần 22 tỷ đồng triển khai các dự án hệ thống điện chiếu sáng bằng đèn Led tiết kiệm điện, đèn năng lượng mặt trời tại các tuyến đường trung tâm thị trấn, khu di tích lịch sử, điểm du lịch các huyện, thị xã, thành phố. Riêng năm 2023, có 12 Dự án đang được triển khai. Các dự án được triển khai không những giúp tiết kiệm được 90% nguồn điện so với hệ thống sử dụng điện lưới trước kia, mà còn có chất lượng sử dụng tốt, bảo đảm an toàn cho người sử dụng, giảm phát thải khí CO2 ra môi trường.
Ông Hoàng Xuân Phong, Giám đốc Trung tâm khuyến công và tiết kiệm năng lượng tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Việc sử dụng công nghệ chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời, đèn led. Trong thời gian tới, chúng tôi có những kế hoạch, chương trình khuyến khích người dân, doanh nghiệp hãy tích cực sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo trong quá trình sản xuất kinh odanh, sh gia đình. Các thiết bị này đem lịa hiệu quả thiết thực, tiết kiệm năng lượng từ 30 đến 40% so với thiết bị cũ trước đây".
Những hành động của mỗi gia đình, người dân tuy nhỏ, nhưng đóng vai trò, ý nghĩa quan trọng, góp phần giúp đảm bảo an toàn cấp điện trong mùa nắng nóng. "Tiết kiệm điện – Thành thói quen", "Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng điện", "Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả",... đó là những thông điệp mà Điện lực Thanh Hóa, Sở công thương và cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực tuyên truyền để ngày càng nâng cao hơn nữa ý thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm trong cộng đồng.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.