Lan tỏa phong trào hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo
Thực hiện Chỉ thị 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 - 2025, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đang tập trung huy động mọi nguồn lực, hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ nghèo, chung sức cùng cả tỉnh phấn đấu đến hết tháng 9 năm 2025 có ít nhất 5.000 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, góp phần thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Thôn 4, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc có 188 hộ dân. Sau khi chi bộ thôn tổ chức cuộc họp toàn dân để thông tin về mục đích, ý nghĩa cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 – 2025, tất cả các hộ đều đồng tình với chủ trương này và chung tay đóng góp tiền hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo.
Cũng như Nhân dân thôn 4, những ngày qua tại các khu dân cư trên địa bàn tỉnh đều đồng loạt tổ chức hoạt động quyên góp ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở. Đa số người dân đều đồng tình ủng hộ với chủ trương lớn này của tỉnh, nhằm chung tay góp sức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Ông Nguyễn Thế Cường, khu phố 2, thị trấn Quan Hóa, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: khi địa phương phát động, người dân đã nhiệt tình hưởng ứng. Mỗi người góp một chút để giúp các hộ còn khó khăn có nhà ở ổn định.
Tại từng địa phương, đơn vị, các huyện, thị xã, thành phố, căn cứ vào điều kiện thực tế đã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, phương án vận động ủng hộ xây dựng nhà ở cụ thể, phù hợp. Cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở một số địa phương đã có cách làm sáng tạo, hiệu quả, vận động được đông đảo cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhà hảo tâm và các tầng lớp Nhân dân tham gia hưởng ứng tích cực, hiệu quả.Trong đó các địa phương đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Kết quả, sau 4 tháng triển khai Cuộc vận động, tổng kinh phí ủng hộ tiếp nhận về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) cấp tỉnh, huyện, xã là hơn 122,2 tỷ đồng.
Ông Lê Văn Tuấn, Trưởng ban Dân vận Thị ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết: "Chúng tôi thực hiện cao điểm 3 tháng từ 1/6 đến 30/9 hoàn thành kế hoạch của năm 2024. Ban Dân vận Thị ủy, Mặt trận Tổ quốc thị xã tiếp tục tham mưu cho Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 22 đạt chất lượng, hiệu quả. Tất cả cán bộ đảng viên, doanh nghiệp, Nhân dân rất ủng hộ hưởng ứng".
Xác định đây là Cuộc vận động lớn, thể hiện quan điểm nhất quán "Không để ai bị bỏ lại phía sau", giúp các đối tượng có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống, Ban Chỉ đạo cấp huyện đã thành lập các tổ thẩm định và phối hợp với các xã, thị trấn tập trung rà soát, thẩm định các tiêu chí tại tất cả các hộ trên địa bàn huyện.
Theo kết quả rà soát và thẩm định, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có tổng số 15.652 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở cần được hỗ trợ làm nhà trong 2 năm 2024-2025, trong đó có 10.876 hộ cần hỗ trợ xây mới và 4.776 hộ cần hỗ trợ sửa chữa nhà ở.
Năm nay đã 84 tuổi nhưng bà Chẩm vẫn phải lo cho người con bị thiểu năng trí tuệ và 2 đứa cháu ngoại. Bao nhiêu năm ở trong căn nhà cũ, xuống cấp, giờ đây gia đình bà cũng rất vui mừng khi chuẩn bị được hỗ trợ làm nhà theo Chỉ thị số 22. Bà Lê Thị Chẩm, thôn 7, xã Xuân Lai, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa xúc động cho biết: "Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho gia đình làm nhà mới cho mẹ con ở được đỡ khổ. Tôi cũng xin cảm ơn Nhà nước".
Theo kế hoạch, từ nguồn kinh phí cấp tỉnh vận động được là 16,4 tỷ đồng, Ban Chỉ đạo tỉnh Thanh Hóa dự kiến phân bổ hỗ trợ xây dựng mới cho 250 hộ diện tái định cư xen ghép thuộc Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Số kinh phí còn lại sẽ ưu tiên phân bổ cho các huyện miền núi triển khai xây dựng mới nhà ở cho 2.941 hộ thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và hỗ trợ xây dựng mới cho các hộ trong số 933 hộ đã được phê duyệt danh sách hỗ trợ kinh phí nhưng chưa xây dựng nhà ở theo Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030.
Đối với nguồn kinh phí vận động được của Ban Chỉ đạo 16 huyện đồng bằng, đô thị sẽ tập trung xây dựng nhà mới cho các hộ thuộc gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở trên cơ sở nguồn lực các địa phương tự vận động được. Ngoài ra, các địa phương kịp thời điều chuyển nguồn kinh phí vận động theo chỉ tiêu được giao về Ban Chỉ đạo tỉnh để phân bổ cho các huyện miền núi, huyện khó khăn đang có số hộ nghèo, hộ còn khó khăn về nhà ở cần hỗ trợ nhiều.
Bên cạnh nguồn hỗ trợ 80 triệu đồng 1 căn nhà, các địa phương, khu dân cư cũng đã phát huy tinh thần đoàn kết, kêu gọi sự vào cuộc của MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội, bà con Nhân dân cùng chung tay góp công, góp sức xây dựng nên những căn nhà đại đoàn kết.
Ông Hà Văn Thủy, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay Ban rà soát, Ban chỉ đạo đang thực hiện ưu tiên theo quy định. Đối tượng đầu tiên ưu tiên các hộ gia đình sống trong vùng có nguy cơ cao về sạt lở, bão lũ, thiên tai. Thứ 2 là các hộ gia đình chính sách. Thứ 3 là hộ nghèo. Phối hợp lồng ghép các chương trình, dự án bảo đảm các hộ được hỗ trợ từ 80 triệu đồng".
Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 – 2025 đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh gấp rút thực hiện theo đúng tiến độ. Những ngôi nhà đầy nghĩa tình sớm được xây dựng đã khẳng định sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể Nhân dân trong việc chăm lo cho người nghèo. Mỗi căn nhà mới được hoàn thành đồng nghĩa với việc sẽ có một hộ nghèo có nơi ăn, chốn ở ổn định, bớt đi gánh nặng về nhà ở, từ đó yên tâm lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo.
Bá Thước chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở
Theo kết quả rà soát của huyện Bá Thước, hiện nay trên địa bàn huyện còn 4.116 hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.718 hộ cần hỗ trợ xây mới, 1.398 hộ cần hỗ trợ sửa chữa. Trong những năm qua, nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo xây mới sửa chữa nhà ở chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm, do đó với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025 chính là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bá Thước cùng chung tay vì mục tiêu an cư, lạc nghiệp cho các hộ còn khó khăn về nhà ở.
Phát huy vai trò của Câu lạc bộ lý luận trẻ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sau 1 thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình Câu lạc bộ lý luận trẻ trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Tỏa sáng phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn
Cụ Tống Văn Sơn sinh ngày 03/3/1946, trong một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học và giàu truyền thống cách mạng tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn. Mặc dù, đã 80 tuổi nhưng với sự tinh thông về y khoa, am hiểu ngành y, sự tận tụy trong công việc nên Cụ đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều bệnh nhân từ các xã, các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.