Làng hương vào Tết
Ở huyện miền núi Như Xuân có một ngôi làng 4 mùa ngập trong sắc đỏ, nơi gói ghém lòng thành kính, dâng lên gia tiên mỗi dịp lễ, Tết.
Trong cái rét ngọt mùa đông pha chút nắng hanh của những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp đến thăm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hương bài Như Xuân, thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân.
Ngay từ đầu ngõ, mùi thơm dịu nhẹ phảng phất của bột hương bài quyện trong gió, gợi ra khung cảnh bình yên, nét đặc trưng của những miền quê dịp tết đến, xuân về.

Khi vào nhà xưởng, không khí sản xuất vội vã, nhộn nhịp. Mỗi người một việc, dường như đã thành thói quen. Người hối hả trộn bột, người tất tả se hương… Hơn cả một nghề mưu sinh, những người làm hương nơi đây luôn nỗ lực để lưu giữ một "đặc sản" của miền quê.
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp giáp Tết Nguyên đán, cơ sở làm hương của gia đình bà Hà Thị Oanh, 1 trong những thành viên của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hương bài Như Xuân ở khu phố Cát Tiên, thị trấn Yên Cát tất bật hơn thường ngày… Ai cũng hối hả làm ra những nén hương để kịp cung ứng cho thị trường.
Trước đây, nguyên liệu chính để làm hương là rễ cây trầm, bây giờ, rễ trầm khan hiếm nên được thay thế bằng bột trám, bột bài và than của cây mắc khén… Ba loại nguyên liệu trộn với nhau theo tỷ lệ, để thành hỗn hợp bột làm hương bài. Để tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh đến tay người dùng, mỗi nén hương đều được đặt trọn tâm huyết của người thợ. Từ khâu chọn các nguyên liệu rồi trộn đều, se hương đến phơi khô, đóng gói… Tất cả đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Công đoạn làm hương bài cũng khá công phu, vất vả.

Anh Nguyễn Văn Anh – thành viên Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp hương bài Yên Cát - đang chăm chú với công việc của mình. Theo đánh giá của người tiêu dùng: so với các sản phẩm hương bài khác trên thị trường, hương bài truyền thống ở thị trấn Yên Cát có mùi hương dịu nhẹ, phảng phất rất đặc trưng và nguyên liệu làm ra hoàn toàn từ các loại nguyên liệu tự nhiên. Muốn có được sản phẩm chất lượng đúng như vậy, thì các khâu sản xuất phải thật cẩn thận, tỉ mỉ.
Anh Nguyễn Văn Anh, thành viên Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp hương bài Yên Cát, huyện Như Xuân, Thanh Hóa cho biết: "Trải qua nhiều công đoạn, từ nhựa trám lấy trong rừng, than đen từ cây mắc khẻn, cây hương bài… tạo thành mùi đặc trưng".
Theo cách làm truyền thống của người dân Yên Cát trước kia, đối với việc se hương, người thợ phải lăn thật nhẹ và chắc tay để bột bám đều vào que. Ngày nay, nhờ công nghiệp hóa, các cơ sở đều đầu tư máy móc để công đoạn này nhanh hơn, năng suất tăng gấp nhiều lần. Hương sau khi se xong, hương được đưa đi sấy, hoặc phải phơi đủ nắng mới không bị mốc và để được lâu. Với nguyên liệu tự nhiên, bí quyết pha trộn riêng biệt, tỉ mỉ trong từng công đoạn, hương bài Yên Cát luôn thơm lâu, bền màu, đẹp mắt.

Được thị trấn Yên Cát hỗ trợ, tạo điều kiện thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), năm 2021, sản phẩm hương bài Yên Cát được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Nhờ đó, sản phẩm được mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh. Các cơ sở sản xuất đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu riêng, áp dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Năm 2024, HTX sản xuất được khoảng 4 triệu que hương, doanh thu ước đạt 1,2 tỷ đồng, tạo việc làm cho 15 lao động thường xuyên và hàng chục lao động thời vụ, với mức thu nhập trung bình từ 5 đến 6 triệu đồng/người/tháng.
Hương bài được đặt tên theo nguyên liệu chính là rễ cây bài. Để duy trì nghề truyền thống tạo nguồn thu nhập cho các hộ gia đình, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp hương bài Yên Cát đã quy hoạch trồng 3,5 ha cây bài, ngoài ra người dân trong huyện cũng đã chuyển đổi một số diện tích đất nông, lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây hương bài phục vụ sản xuất.
Những nén hương như sợi dây tâm linh đặc biệt, gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, thể hiện lòng thành với tổ tiên và thần linh. "Hương bài Yên Cát" không chỉ mang đến hương thơm dễ chịu, mà còn tạo nên cảm xúc về sự linh thiêng, khi nén hương được thắp lên trong mỗi gia đình dịp lễ, Tết.
Với truyền thống lâu đời, nghề làm hương ở Yên Cát không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất, mà còn góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa thờ cúng tổ tiên của người Việt từ bao đời nay.

Trăn trở với nghề dệt truyền thống ở bản Thái
Do tác động của nhiều yếu tố, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trăn trở về điều này, gần đây, nghề dệt thổ cẩm ở bản Thái được khôi phục và phát triển, giúp cho đồng bào Thái có cơ hội tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc.

Vang vọng Chí Linh Sơn
Lang Chánh là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với đỉnh Pù Rinh hùng vĩ cùng dòng thác Ma Hao tuyệt đẹp, mà còn là vùng đất thiêng huyền thoại, gắn liền với câu chuyện lịch sử hào hùng, bi tráng về nghĩa quân Lam Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Đây cũng là nơi quần cư, sinh sống của 3 dân tộc lớn: Thái, Mường và Kinh với những nét đẹp văn hóa riêng biệt. Chính nhờ những yếu tố nổi trội cả về thiên nhiên và con người, trong những năm qua, Lang Chánh đã và đang “chuyển mình” trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong hành trình khám phá xứ Thanh.

Chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động tại huyện Thường Xuân
Trung tâm xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Điện ảnh Thanh Hóa vừa tổ chức Chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động chào mừng thành tựu 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025) tại huyện Thường Xuân.

Hải Tiến sẵn sàng cho mùa du lịch biển năm 2025
Để đón mùa cao điểm du lịch biển năm 2025, thời điểm này, trên địa bàn Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, các tổ chức đoàn thể đang khẩn trương hoàn tất các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, cảnh quan môi trường biển để phục vụ du khách.

Vang vọng Chí Linh Sơn
Huyện miền núi Lang Chánh không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với đỉnh Pù Rinh hùng vĩ cùng dòng thác Ma Hao tuyệt đẹp, mà còn là vùng đất gắn liền với câu chuyện lịch sử hào hùng về người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Đây cũng là nơi quần cư, sinh sống của 3 dân tộc lớn: Thái, Mường và Kinh với những nét đẹp văn hóa riêng biệt. Chính nhờ những yếu tố nổi trội cả về thiên nhiên và con người, những năm qua, Lang Chánh đã và đang "chuyển mình" trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong hành trình khám phá xứ Thanh.

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm
Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) đánh giá Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam.

Bông hoa của đại ngàn
Những năm gần đây, Thạch Lâm đã trở thành địa chỉ được ghi dấu trên bản đồ du lịch cộng đồng của tỉnh Thanh Hoá. Để có những đổi mới trong cách làm du lịch nhằm thu hút du khách, những người trẻ ở xã Thạch Lâm đóng vai trò tiên phong. Một trong số đó là cô gái Mường Bùi Thị Nga - người mang khát vọng khai phá tiềm năng du lịch cộng đồng, mở ra hướng đi mới cho người dân bản địa. Giữa núi rừng đại ngàn, Nga như bông hoa nhỏ, kiên cường mà rực rỡ vươn lên với khát vọng thoát nghèo.

Loạt video clip quảng bá du lịch Việt Nam nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G
Nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác về Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) đã cho ra mắt 3 video clip quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Việt Nam.

Các điểm du lịch cộng đồng sẵn sàng đón khách dịp lễ 30/4 - 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày. Đây là thời gian cao điểm để các địa phương đón lượng lớn du khách và mở đầu cho mùa du lịch hè 2025. Đến thời điểm này, các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực để đón tiếp và phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh.

Công bố quy hoạch khu di tích Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Chiều ngày 14/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm: Núi Nưa, Đền Nưa, Am Tiên) giai đoạn 2025 - 2035, tầm nhìn đến năm 2045.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.