ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Làng Quỳ Chử ngày hội

Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần cũng như tín ngưỡng của người dân. Hình thành từ xa xưa, hình thức sinh hoạt văn hoá này đã tồn tại với hai phần cơ bản là phần lễ và phần hội. Hai phần này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó, phần lễ gồm những nghi thức cúng tế gắn với các loại hình tôn giáo tín ngưỡng, đời sống tâm linh của Nhân dân, còn phần hội, là những hoạt động văn hoá mang tính cộng đồng bao gồm nhiều hình thức vui chơi giải trí, văn hoá, văn nghệ, đua tài, đua sức của người dân. Những ngày hội làng đầu xuân đầy sắc màu đã vẽ nên một bức tranh làng quê Việt Nam độc đáo và ấn tượng.

Thanh Thư – Xuân Quang - Trần Tùng

07/04/2024 07:18

Hiện nay, làng Quỳ Chử thuộc địa phận xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nằm về phía tả ngạn sông Mã. Làng Quỳ Chử được tạo thành bởi ba thôn (thôn Đông, thôn Trung, thôn Thịnh Mỹ). Mỗi khi bàn việc chung thì họp ở đền thờ Lê Phụng Hiểu là nơi tổ chức hai kỳ lễ lớn của làng trong năm.

Làng Quỳ Chử ngày hội- Ảnh 1.

Làng Quỳ Chử (xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa).

Làng Quỳ Chử có rất nhiều sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, nổi bật trong đó là việc tổ chức hội làng với lễ hội Kỳ Phúc. Cứ 2 năm 1 lần, hội làng tổ chức từ ngày 6 đến ngày 8 tháng hai Âm lịch. Từ ba thôn đại diện cho bốn dòng họ lớn trong làng, người ta tập hợp về đình làm lễ: "Ba thôn bốn giáp tế chung một đình". Cũng giống như những hội làng trên khắp cả nước, vào ngày chính hội, phần lễ của hội làng Quỳ Chử được diễn ra trước tiên, với không khí trang nghiêm, long trọng, với phần tế lễ ở đền chính - tức Nghè Sen hội đồng miếu – đền thờ Lê Phụng Hiểu. Trước ngày tế lễ, toàn dân trong làng đều phụng nghinh thánh vị và bộ nhang các đền lại hội đồng miếu. Hành lễ là đặc nhiệm của làng văn và quan viên toàn xã. Nhạc cử lễ gồm nhạc gõ và bát âm, tế chủ do toàn xã bầu ra từ những người trong làng văn quan viên dự hội, được thay đổi hằng năm.

Làng Quỳ Chử ngày hội- Ảnh 2.

Tế lễ là phần được chuẩn bị rất chu đáo và kĩ lưỡng, là dịp để bày tỏ lòng thành kính với các bậc thần linh, đồng thời để người dân làng Quỳ Chử gửi gắm mong muốn, ước nguyện về một năm mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, yên ấm và no đủ. Là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời, hội làng Quỳ Chử không chỉ vô cùng chỉn chu, cẩn thận trong lễ nghi cúng thần mà ngay từ những chi tiết nhỏ nhất như trang phục của người thực hiện nghi thức tế lễ, cũng phải đảm bảo yêu cầu. Chủ tế mặc áo thụng xanh, quần trắng, đội mũ vải có 2 dải đằng sau, chân đi hia hoặc hài. Đối với người bồi tế, các nữ quan, cũng đều có những yêu cầu về trang phục …

Làng Quỳ Chử ngày hội- Ảnh 3.

Sau khi hoàn thành nghi thức cúng tế trong phần lễ, cả làng sẽ bắt đầu mở hội, trò vui, trò diễn, thi sức, thi tài, để dân làng cùng tham gia. Khắp làng trên, xóm dưới làng Quỳ Chử ngày hội, đâu đâu cũng thấy không khí vui tươi nhộn nhịp.

Làng Quỳ Chử ngày hội- Ảnh 4.

Gánh nước là phần thi đầu tiên trong phần hội của làng Quỳ Chử. Dân làng được chia thành đội thi theo các thôn, trong trang phục truyền thống với áo tứ thân, khăn xếp, quăng gánh và chõ đựng nước. Mỗi thành viên đại diện cho đội thi đều ra sức, quyết tâm cao độ để dành chiến thắng về cho đội của mình.

Sau khi phổ biến luật chơi, trong sự cổ vũ hào hứng của đông đảo dân làng, các đội thi xếp hàng đi quanh đình làng. Với niêu, chõ, quang gánh, các thành viên thật nhanh, thật khéo gánh nước từ giếng làng về phục vụ sản xuất. Phần thi đã tái hiện lại được những nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Chị Nguyễn Thị Xuân, xã Hoằng Quỳ chia sẻ: "Tôi rất vui khi được tham gia lễ hôi, hy vọng mỗi năm, những người dân xa quê được về tham dự, để nhớ về truyền thống của quê hương".

Có rất nhiều trò diễn hấp dẫn, đông vui, diễn ra trong suốt lễ hội nhưng được người dân làng Quỳ Chử mong đợi và cổ vũ náo nhiệt nhất là hội đua thuyền thi nấu cơm - cá giải.

Làng Quỳ Chử ngày hội- Ảnh 5.

Công việc chuẩn bị cho hội thi khá công phu, cuốn hút mọi người nhất là việc trang trí thuyền. Thuyền gồm các loại thuyền rồng, thuyền thúng, thuyền cá chép, thuyền cá mè. Mọi người trong làng đều góp công làm nên chiếc thuyền đẹp nhất, lộng lẫy và chắc chắn nhất cho cuộc thi. Thuyền rồng là biểu trưng cho nòi giống tổ tiên con Lạc cháu Hồng. Các loại thuyền cá, thuyền thúng là biểu trưng cho truyền thống nghề nghiệp của quê hương. Hội thi nấu cơm tổ chức ở ao thôn Trung, vì ao này to đẹp ở giữa làng.

Làng Quỳ Chử ngày hội- Ảnh 6.

Điều thú vị ở đây là các thuyền trang trí lộng lẫy sắp hàng bằng nhau trên mặt ao. Mỗi thuyền có một đôi nam thanh nữ tú: nữ mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, chân đi dép mo cau, đeo khăn bao bạc, tay xách nón ba tầm, cầm kiềng, niêu đi theo nhịp điệu câu hát; nam tay cầm cần câu, vai vác mái chèo, áo nâu, khăn buộc đầu, đi theo sau. Khi đã xuống thuyền, các đội làm lễ chào nhau, rồi cùng chúc làng, chúc mọi người một năm mới no đủ và bình an.

Bắt đầu cuộc thi, chủ trò ở trên bờ sẽ tuyên bố: Trình dân, trình làng, trình quan chủ, thuyền xin xuất kích. Tiếng chiêng gióng giả vang lên một hồi ba tiếng, các thuyền nhẹ nhàng lướt đi. Người con trai cầm chèo phải vừa khéo léo cho thuyền đi nhanh kịp các thuyền bạn, vừa buông cần câu cá. Xuất phát từ nghề thủy tổ của làng là nuôi và đánh bắt cá, người con trai gắn liền công việc của mình với sông nước, con cá, con tôm. Cũng từ con thuyền, đôi mái chèo, cái cần câu mà tạo nên làng Kẻ Tổ - Quỳ Chử, sinh ra con cháu đông đúc, làm nên truyền thống văn hóa của làng. Còn cô gái, thể hiện sự giỏi giang, khéo léo trong việc tề gia nội trợ. Từ mạn thuyền nhỏ, sóng nước tròng trành, gió lùa củi ướt, chỗ ngồi chật hẹp, người con gái khéo léo nhóm lửa, bắc nồi, nấu cơm. 

Làng Quỳ Chử ngày hội- Ảnh 7.

Chàng trai và cô gái mỗi người một việc nhưng phải có sự kết hợp hài hòa sao cho thuyền đi nhanh mà vẫn thuận lợi cho cô gái nấu nướng, lửa cháy liên tục, nước nhanh sôi, cơm nhanh chín. Trong khi làm công việc của mình, hai người còn phải kết hợp đối đáp với các thuyền khác. Các làn điệu cũng phải thay đổi, lúc hát đối đáp, lúc ngâm thơ… Đây là phần thú vị, hấp dẫn nhất của cuộc thi. Anh Nguyễn Thế Anh, xã Hoằng Quỳ chia sẻ: "Lễ hội cơm thuyền cá giải là nét văn hóa của làng, không thể thiếu của quê hương chúng tôi"

Lời ca, câu hát cứ tiếp nối giữa các thuyền, trên bờ người xem cổ vũ, hưởng ứng hát theo sôi nổi. Người ta xem đôi nào khéo léo nhất, đôi nào hát hay nhất, chàng trai nào chèo thuyền giỏi, cô gái nào ứng xử và nấu nướng nhanh nhẹn, khéo léo, hợp lí trong các tình huống trên thuyền để bình chọn …

Làng Quỳ Chử ngày hội- Ảnh 8.

Sau một hồi trống dài báo hiệu cuộc thi kết thúc, các thuyền dù chưa xong cũng phải dừng lại, bày sản phẩm ra mâm. Trước khi chấm điểm, các thôn mang sản phẩm vào tế Thánh theo điệu trống rước, rồi quay lại đứng giữa và đồng xướng, đồng bái. Thắng thua không phải là điều quan trọng trong cuộc thi này, mà cốt yếu là sự giao lưu, thể hiện tài khéo léo của những trai tài gái sắc.

Làng Quỳ Chử ngày hội- Ảnh 9.

Bên cạnh các phần thi truyền thống lâu đời và mang đậm nét văn hoá của làng, những trò chơi dân gian khác diễn ra xuyên suốt lễ hội như: cờ người, bịt mắt bắt vịt, kéo co… cũng thu hút đông đảo người dân làng Quỳ Chử tham gia. Không chỉ tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong những ngày đầu xuân năm mới, gửi gắm hi vọng của người dân, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc mà đến với hội làng, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được rất rõ nét đẹp của hồn cốt văn hoá Việt Nam vẫn được nuôi dưỡng, gìn giữ qua hàng nghìn đời nay. Hội làng vì thế đi vào tiềm thức của mỗi người một cách sâu đậm và trở thành một nét đẹp văn hoá độc đáo, không chỉ với người dân làng Quỳ Chử nói riêng, mà còn đối với người dân đất Việt nói chung mãi sau này.

Nguồn: Chuyên mục Văn hóa nghệ thuật/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Người Việt tìm kiếm nơi lưu trú tại nước ngoài dịp lễ dài 30/4 – 1/5 tăng 46%

Người Việt tìm kiếm nơi lưu trú tại nước ngoài dịp lễ dài 30/4 – 1/5 tăng 46%

08:12 , 20/04/2025

Theo ghi nhận từ nền tảng du lịch trực tuyến Agoda, lượt tìm kiếm chỗ ở tại nước ngoài tăng vọt, từ 26% lên đến 46% so với cùng kỳ năm trước. Điểm thú vị là Top những điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ này đều nằm trong khu vực châu Á như: Bangkok, Singapore, Tokyo, Seoul, Kuala Lumpur, Bali, Osaka, Thượng Hải...

Tác phẩm "Cu li không bao giờ khóc" giành giải Phim hay nhất tại liên hoan phim châu Á lần thứ 22

Tác phẩm "Cu li không bao giờ khóc" giành giải Phim hay nhất tại liên hoan phim châu Á lần thứ 22

08:35 , 19/04/2025

Tác phẩm điện ảnh "Cu li không bao giờ khóc" của đạo diễn Phạm Ngọc Lân đã xuất sắc giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22 (Asian Film Festival-AFF22), diễn ra tại thủ đô Rome, Italy.

Hải Tiến – Điểm đến an toàn, hấp dẫn hè 2025

Hải Tiến – Điểm đến an toàn, hấp dẫn hè 2025

08:25 , 19/04/2025

Nằm trên bờ biển dài 12,5 km, sau 13 năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa ngày càng toả lên "gam màu tươi sáng" trong bức tranh du lịch muôn màu của xứ Thanh. Đặc biệt, từ khi hạ tầng du lịch được đầu tư nâng cấp, Hải tiến đã thực sự trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn mỗi khi hè về.

Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2025 sẽ khai mạc tối ngày 19/4

Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2025 sẽ khai mạc tối ngày 19/4

20:47 , 18/04/2025

Tối ngày 19/4, tại huyện Hoằng Hóa sẽ diễn ra khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2025 với chủ đề "Hải Tiến – Khát vọng toả sáng"; đây cũng là sự kiện mở màn cho mùa du lịch biển Hải Tiến nói riêng và Thanh Hoá nói chung, nhằm quảng bá, thu hút du khách đến với Thanh Hóa trong mùa hè năm nay.

Khai mạc Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá

Khai mạc Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá

20:37 , 18/04/2025

Nhân kỷ niệm 703 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu (23/3 năm Nhâm Tuất 1322 - 23/3 năm Ất Tỵ 2025), sáng 18/4, tại xã Thiệu Trung, Ủy ban nhân dân huyện Thiệu Hoá đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu năm 2025. Dự lễ có đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá – Thể thao và du lịch, đại diện Hội đồng dòng họ Lê Việt Nam.

Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An diễn ra từ ngày 25/4 - 1/5

Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An diễn ra từ ngày 25/4 - 1/5

09:17 , 18/04/2025

Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An năm 2025 sẽ diễn ra tại Công viên Hội An trong 7 ngày liên tục, từ tối ngày 25/4 - 1/5 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phong phú, hấp dẫn.

Huyện Thiệu Hoá chuẩn bị tổ chức lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu

Huyện Thiệu Hoá chuẩn bị tổ chức lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu

20:08 , 17/04/2025

Mặc dù ngày 18/4, Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu năm 2025 mới chính thức khai mạc, nhưng trong ngày 17/4, nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc bắt đầu diễn ra, thu hút đông đảo người dân và khách thập phương.

Sầm Sơn - Vùng đất của thắng tích và di sản

Sầm Sơn - Vùng đất của thắng tích và di sản

20:05 , 17/04/2025

Vùng đất Sầm Sơn, Thanh Hoá được thiên nhiên ưu đãi không gian vừa hùng vĩ, vừa nên thơ. Qua hàng nghìn năm phát triển, con người Sầm Sơn cũng đã kiến tạo nên những giá trị văn hoá lịch sử quý giá, được lưu giữ, trao truyền từ đời này qua đời khác. Tất cả đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng để Sầm Sơn phát triển ngày càng văn minh, hiện đại nhưng vẫn lấp lánh những vẻ đẹp văn hoá truyền thống.

Điểm hẹn - Trạm 36 glamping

Điểm hẹn - Trạm 36 glamping

16:18 , 17/04/2025

Từ bàn tay khéo léo sắp đặt của tự nhiên đã hình thành nên một dòng Mã giang độc đáo, cảnh sắc hữu tình. Và các thế hệ người dân xứ Thanh, bằng tài năng, sức sáng tạo của mình đã cùng dệt nên những sắc màu văn hóa, tâm linh, điểm tô thêm nét hấp dẫn cho dòng sông…

Trăn trở với nghề dệt truyền thống ở bản Thái

Trăn trở với nghề dệt truyền thống ở bản Thái

07:55 , 17/04/2025

Do tác động của nhiều yếu tố, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trăn trở về điều này, gần đây, nghề dệt thổ cẩm ở bản Thái được khôi phục và phát triển, giúp cho đồng bào Thái có cơ hội tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc.