Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân
Ngày mùng 7/2 (tức ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch ), UBND xã Thiệu Vân phối hợp Hội phật giáo thành phố Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.
Chùa Bái Ân ở làng Đại Lý, xã Thiệu Vân, thành phố Thanh Hóa được triều đình nhà Lý xây dựng để tưởng nhớ công lao của vị tổ sư trụ trì, một thiền sư đắc đạo. Năm 1886, khi cuộc khởi nghĩa Ba Đình nổ ra, chùa Báo Ân là nơi hội tụ các văn sĩ yêu nước, tham gia hưởng ứng chiếu Cần vương, nên bị giặc Pháp phá hủy nhiều hạng mục.

Năm 1905, dưới triều vua Thành Thái, chùa Báo Ân được vua khôi phục và trùng tu lại. Đến năm 2001 được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền, Nhân dân xã Thiệu Vân và các tín đồ Phật tử, chùa Báo Ân được trùng tu và xây dựng lại, gồm 3 gian tiền sảnh và 3 gian hậu cung. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, năm 2005, chùa Báo Ân được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Nhằm phát huy và lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của chùa Báo Ân, hằng năm, cứ vào dịp mùng 10 tháng giêng âm lịch, chính quyền xã Thiệu Vân, Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa phối hợp tổ chức lễ hội chùa Báo Ân với các nghi lễ và hoạt động văn hóa truyền thống, nhằm cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an, đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng cho nhân dân và các phật tử trong vùng.

Đặc sắc nghi thức rước kiệu tại Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025
Một trong những hoạt động thu hút được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân và du khách tại Lễ hội Đền Bà Triệu hàng năm là nghi thức rước kiệu, hay còn gọi là rước bóng. Đây là một trong những nghi thức truyền thống, chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa và tâm linh, với màn trình diễn "kiệu bay" độc đáo.

Năm Du lịch quốc gia – Huế 2025 với chủ đề "Lời tự tình dòng sông"
Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia – Huế 2025 lấy chủ đề: "Lời tự tình dòng sông" với chương trình nghệ thuật đặc biệt và màn pháo hoa rực rỡ sẽ diễn ra tối 25/3, tại sân khấu nổi trên sông Hương, thành phố Huế.

Lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu sẽ chính thức được tổ chức hàng năm
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản về việc thống nhất tổ chức lễ hội Đền thờ Lê Văn Hưu, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá từ ngày 22 tháng 3 đến hết ngày 24 tháng 3 âm lịch hàng năm; lấy ngày 23 tháng 3, ngày húy kỵ của Nhà sử học Lê Văn Hưu làm chính lễ.

Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025 diễn ra từ ngày 20/3 đến ngày 23/3
Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025, kỷ niệm 1.777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22/2 năm Mậu Thìn 248 – 22/2 năm Ất Tỵ 2025) sẽ diễn ra từ ngày 20/3 đến ngày 23/3, (tức từ ngày 21 đến 24/2 âm lịch) tại Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu, thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Các ngành, đơn vị, địa phương liên quan đang tích cực hoàn thiện công tác chuẩn bị để lễ hội diễn ra thành công.

Rộn ràng Lễ Khai mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42
Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 - ngày hội của những người làm truyền hình trên cả nước - đã chính thức khai mạc vào tối 19/3 tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định.

Thịt chua - Món ăn độc đáo của đồng bào Thái xứ Thanh
Mùi chua nhẹ của thịt quyện với mùi thơm của nhiều loại gia vị như mắc khẻn, thính... Đó là món thịt chua ống nứa, một món ăn truyền thống, rất hấp dẫn của đồng bào Thái xứ Thanh.

Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ dân tộc Khơ Mú, huyện Mường Lát
Trung tâm Xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Mường Lát vừa tổ chức khai mạc lớp tập huấn “Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ dân tộc Khơ Mú”.

Chuẩn bị tổ chức lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025
Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025, kỷ niệm 1.777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22/02 năm Mậu Thìn 248 – 22/02 năm Ất Ty 2025) sẽ diễn ra từ ngày 20/3 đến ngày 23/3, (tức từ ngày 21 đến 24/2 âm lịch) tại Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu, thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Hiện nay, các ngành, đơn vị, địa phương liên quan đang tích cực hoàn thiện công tác chuẩn bị để lễ hội diễn ra thành công.

Di tích lịch sử quốc gia Điện Thừa Hoa và Từ đường Phúc Quang
Nằm soi bóng bên dòng nước yên ả, Điện Thừa Hoa và Từ đường Phúc Quang thuộc xã Định Hòa, huyện Yên Định là công trình kiến trúc lịch sử bề thế, độc đáo và giàu giá trị - điểm tô trên bức tranh làng quê trù mật và thanh bình.

Xuân về trẩy hội làng Phú Khê
Với mỗi người dân Việt Nam, mùa xuân là mùa lễ hội. Các lễ hội này có vai trò gắn kết cộng đồng cư dân trong một làng, xã, thôn, bản. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, ngày nay, những lễ hội truyền thống vẫn luôn được gìn giữ, bảo tồn và phát huy và trở thành những “báu vật” giữa nhịp sống hiện đại.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.