ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

"Lép vế" với Mỹ và Trung Quốc, châu Âu quyết chế tạo máy bay chiến đấu mới

Đối mặt với việc Mỹ và Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh chi tiêu cho quốc phòng, các nhà lãnh đạo châu Âu hôm nay sẽ ký kết một thỏa thuận phát triển máy bay chiến đấu mới tại Triển lãm Hàng không Paris.

18/06/2019 09:47
 
“Lép vế” với Mỹ và Trung Quốc, châu Âu quyết chế tạo máy bay chiến đấu mới - 1

Một máy bay chiến đấu Rafale tại Triển lãm Hàng không Paris ngày 17/6 (Ảnh: Reuters)

Thời báo Hoa nam Buổi sáng ngày 17/6 đưa tin, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ chính thức khởi động dự án máy bay chiến đấu thế hệ mới vào hôm nay, trong bối cảnh các nhà phân tích cảnh báo rằng các lực lượng không quân của lục địa này đang này càng lép vé với ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ và không lâu nữa là Trung Quốc, vốn đang ngập trong những khoản tiền đầu tư lớn.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm nay sẽ tham gia lễ khai mạc Triển lãm Hàng không Paris, nơi các bộ trưởng quốc phòng của Pháp, Đức và Tây Ban Nha sẽ ký thỏa thuận khung hợp tác cho Hệ thống máy bay chiến đấu tương lai (FCAS).

Máy bay mới là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm gắn kết sức mạnh quân sự của châu Âu và giảm sự phụ thuộc vào khí tài của Mỹ. Dự án cũng bao gồm cá tên lửa hành trình và máy bay không người lái.

Đứng đầu dự án là Airbus và tập đoàn hàng không Dassault của Pháp, vốn đặt mục tiêu cho máy bay mới cất cánh vào năm 2040. Các quốc gia khác cũng có thể ký kết dự án.

Nhưng máy bay trên giờ đây cũng có đối thủ ngay trên “sân nhà” - dự án máy bay chiến đấu tàng hình Tempest của Anh mà Italy và Hà Lan cũng đã tham gia.

Chi tiêu quốc phòng thua xa Mỹ và Trung Quốc

Chi tiêu dành cho quốc phòng của châu Âu vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ, cũng như Trung Quốc, quốc gia đã không giấu giếm tham vọng tăng cường sức mạnh quân sự.

Các công ty châu Âu cũng đang đối mặt với các đối thủ Mỹ mạnh hơn nhiều, mà đáng chú ý là sự hợp nhất của 2 công ty đình đám Raytheon và United Technologies được công bố hồi đầu tháng này.

“Có sự mất cân đối ngày càng tăng giữa cách mà châu Âu đang xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng, hàng không và vũ trụ, và cách thức đang xảy ra tại 2 khối đang thách thức nó là Mỹ và Trung Quốc”, Philippe Plouvier, từ tập đoàn tư vấn Boston tại Paris, nhận định.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc đẩy tăng chi phí quốc phòng lên mức cao chưa từng có trong năm nay, 700 tỷ USD, so với mức 200 tỷ vào năm 2002.

Đó có cú hích đối với các công ty dẫn đầu trong ngành quốc phòng của Mỹ như Lockheed Martin, Northrop Grumman và General Dynamics, đó là chưa kể tới tập đoàn Raytheon-UTC trong tương lai.

Trung Quốc cũng đang đầu tư rất mạnh, trở thành nước chi tiêu cho quốc phòng lớn thứ 2 thế giới trong năm ngoái với khoảng 250 tỷ USD.

Hãy làm phép so sánh, 5 quốc gia lớn nhất châu Âu - gồm Đức, Pháp, Anh, Italy và Tây Ban Nha - chi tổng cộng 200 tỷ USD cho quốc phòng hồi năm ngoái, theo các nhà phân tích của hãng IHS Markit.

Trong khi các công ty châu Âu đã và đang lớn mạnh, như việc hãng chế tạo thiết bị Safran mua  Zodiac Aerospace lại, nhưng phần lớn là tập trung vào các dự án máy bay chở khách. Ví dụ như Airbus đã củng cố các tham vọng nghiên cứu và phát triển để ủng hộ việc tăng cường nâng cấp các máy bay chở khách A320.

“Triển vọng về một số dự án lớn đang thúc đẩy các công ty tìm kiếm các cơ hội mới… để chống lại sức ép về giá cả” và khuyến khích các vụ sát nhập và mua lại, Nicolas Beaugrand, một chuyên gia hàng không của Alix Partners, nói.

Nhưng việc tìm kiếm một đối thủ nặng ký để cạnh tranh với các hãng khổng lồ quốc phòng của Mỹ không phải dễ. Airbus và BAE Systems từng cố gắng sát nhập vào năm 2012 để tạo ra một công ty lớn với việc cân bằng các hoạt động thương mại và quốc phòng, nhưng sự phản đối từ Đức đã ngáng đường thỏa thuận này.

Và cũng có mối đe dọa từ sự cạnh tranh mới nổi của Trung Quốc.

Dù các công ty hàng không vũ trụ nội địa của Trung Quốc có thể phải mất 1 thập niên nữa hoặc hơn mới có thể trở thành mối đe dọa trong lĩnh vực quốc phòng nhưng các kế hoạch phát triển lâu dài về công nghệ mới khiến các công ty châu Âu không thể chờ đợi.

Các nhà phân tích cũng chỉ ra một vấn đề khác cản trở các công ty châu Âu là nguồn vốn đầu tư để phát triển các công nghệ mới.

“Nếu bạn không có vốn, bạn sẽ không thể hiện đại hóa, điều đó đồng nghĩa với việc giảm khả năng nghiên cứu hoặc chuyển đổi kỹ thuật số, do đó bạn không chuẩn bị tốt cho tương lai”, chuyên gia Plouvier nói.

Các công ty châu Âu cũng thường phải chấp nhận lợi nhuận thấp trong các dự án quốc phòng, đặc biệt là khi các quốc gia EU thường tranh cãi về việc nên chi bao nhiêu khi các dự án bị vượt ngân sách.

Ví dụ như với dự án máy bay vận tải quân sự A400M, Airbus đã phải đàm phán với các chính phủ trong suốt 2 năm trước khi ngừng chương trình do các khó khăn về sản xuất.

“Bạn không thấy điều đó tại Mỹ. Tất cả các chương trình đều vượt ngân sách, nhưng các công ty vẫn có lợi nhuận 15%”, ông Plouvier nói.

Các công ty Mỹ cũng có thể sử dụng tiền từ các doanh nghiệp quân đội để giúp giảm giá thiết bị hàng không vũ trụ thương mại, khiến các đối thủ châu Âu càng thêm áp lực.

“Điều đó có nghĩa là các công ty châu Âu duy trì nền tảng công nghiệp của họ không phải từ lĩnh vực quốc phòng mà từ lĩnh hàng không thương mại. Chúng ta đang đứng chỉ trên một chân, trên ngành công nghiệp thương mại”, ông Plouvier nói thêm.

An Bình/ Dân trí

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

11:24 , 02/05/2024

Walmart ngày 30/4 thông báo kế hoạch đóng cửa toàn bộ 51 trung tâm y tế tại 5 bang của nước Mỹ, cũng như các trung tâm tư vấn sức khỏe trực tuyến do kém sinh lời.

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

11:19 , 02/05/2024

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/4 đánh giá đang có nguy cơ virus cúm gia cầm H5N1 lây lan ở bò tại nhiều quốc gia khác, ngoài Mỹ, sau khi nước này ghi nhận những trường hợp mắc bệnh đầu tiên với nguồn lây là từ chim di cư.

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

11:17 , 02/05/2024

Với 140 phiếu thuận, 106 phiếu chống và sáu phiếu trắng, ngày 30/4 hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

23:08 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Hội đồng chuyển tiếp của Haiti đã bầu ra Thủ tướng mới trong nỗ lực nhằm kiện toàn nhân sự để nhanh chóng giải quyết các bất ổn an ninh trong nước.

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

23:07 , 01/05/2024

Các dữ liệu chính thức được công bố ngày 30/4 cho thấy nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2024 và lạm phát được giữ ổn định trong tháng 4.

Tổng thống Mỹ ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia

Tổng thống Mỹ ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia

23:06 , 01/05/2024

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30/4 đã ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia nhằm tăng cường khả năng phục hồi cho hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của nước này và thay thế cho chính sách đã tồn tại hàng thập kỷ.

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

19:49 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024, trong đó nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của khu vực này đang trong giai đoạn ổn định và tiềm năng phát triển là rất đa dạng.

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

19:48 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Gaza, trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza đồng thời các nhà trung gian hòa giải tăng cường nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại vùng lãnh thổ này.

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

19:47 , 01/05/2024

Nhà vua Thái Lan ngày 30/4 đã phê chuẩn đề xuất của Thủ tướng nước này Srettha Thavisin, bổ nhiệm nhà ngoại giao kì cựu Maris Sangiampongsa là tân Bộ trưởng Ngoại giao của Thái Lan.

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

23:03 , 29/04/2024

Ngày 28/4, Yonhap dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này và Cuba đã nhất trí mở đại sứ quán ở mỗi bên, tiếp sau bước thiết lập quan hệ ngoại giao song phương hồi đầu năm nay.