ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Lịch sử thành môn "bắt buộc": Bộ GD-ĐT vội sửa chương trình trong một tháng

Thông tin trên được đưa ra trong "Kế hoạch thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới", vừa được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký ban hành.

12/07/2022 08:51

Theo đó, Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng một số nội dung ở môn Lịch sử bậc THPT trở thành nội dung bắt buộc dạy và dạy học áp dụng từ năm học 2022 - 2023.

Dự kiến, thời lượng phần bắt buộc 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12) để dạy bắt buộc cho tất cả học sinh.

Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ GD-ĐT đề nghị các đơn vị chuyên môn thành lập Ban biên soạn, tổ biên tập và tổ chức thẩm định phần nội dung Lịch sử bắt buộc.

Thời gian hoàn thành trước ngày 15/8.

Sau đó, các đơn vị tiếp tục thành lập Ban phát triển chương trình Lịch sử với nhiệm vụ biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, hoàn thành trước ngày 25/8.

 

Lịch sử thành môn bắt buộc: Bộ GD-ĐT vội sửa chương trình trong một tháng - 1

Cấp tốc sửa chương trình trong một tháng để đưa Lịch sử vào "bắt buộc" (Ảnh: T.L).

Để chuẩn bị, các đơn vị sẽ tổ chức các đợt tập huấn 3 buổi/đợt tại 3 miền Bắc, Trung, Nam nhằm hướng dẫn giáo viên, các trường về phần nội dung Lịch sử bắt buộc mới, hoàn thành trước 20/9.

Thay đổi trên được đưa ra trong bối cảnh, ngày 27/6, Quốc hội yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu thiết kế lại môn Lịch sử bậc THPT  trong chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng từ năm học 2022 - 2023 gồm cả hai phần tự chọn và bắt buộc.

Theo đó, Bộ GD-ĐT thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp THPT, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo giáo dục truyền thống…

Cụ thể, Nghị quyết yêu cầu, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đại học; triển khai có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền về triển khai Chương trình này; đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp dạy và học, đặc biệt môn học Lịch sử.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được chia làm hai giai đoạn gồm giáo dục cơ bản (lớp 1 đến 9) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (lớp 10 đến 12).

Lịch sử là môn bắt buộc trong giai đoạn cơ bản, cung cấp kiến thức phổ thông, cốt lõi về toàn bộ lịch sử thế giới và Việt Nam.

Đến giai đoạn định hướng nghề nghiệp (cấp THPT), chương trình chỉ yêu cầu học bảy môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

Lịch sử là môn lựa chọn, học sinh được tùy chọn học hay không theo sở thích và định hướng nghề nghiệp.

 

Lịch sử thành môn bắt buộc: Bộ GD-ĐT vội sửa chương trình trong một tháng - 2

Nhiều ý kiến băn khoăn, việc đưa Lịch sử vào môn tự chọn sẽ rất ít em lựa chọn bởi lâu nay học sinh vốn đã "sợ" môn Lịch sử (Ảnh: Đình Cường).

Được thông qua từ năm 2018 nhưng khi đưa vào triển khai, bắt đầu với lớp 10 từ năm học 2022-2023, chương trình vấp phải nhiều tranh cãi liên quan đến môn Sử.

Các ý kiến phản đối xuất phát từ lo ngại rằng, đưa Lịch sử thành môn tự chọn ở cấp THPT sẽ khiến học sinh quên kiến thức lịch sử, ảnh hưởng đến nhận thức và lòng yêu nước của các thế hệ tiếp theo.

Trên một số diễn đàn giáo viên và nhà quản lý giáo dục, nhiều ý kiến băn khoăn, việc đưa Lịch sử vào môn tự chọn sẽ rất ít em lựa chọn bởi lâu nay học sinh vốn đã "sợ" môn Lịch sử.

Về việc sửa môn Lịch sử trong chương trình, trao đổi với PV Dân trí trước đó, PGS Trần Kiều (chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, Chủ tịch hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông 2018) cho rằng, nếu có sửa môn Lịch sử phải rất cẩn trọng, có lý do xác đáng, cách làm cẩn thận mới đảm bảo hiệu quả, nếu không sẽ làm tan vỡ tính chỉnh thể của chương trình và thành "đẽo cày giữa đường".

Mỹ Hà/ Dân trí
 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm


Hà Trung khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc năm học 2024 - 2025

Hà Trung khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc năm học 2024 - 2025

23:00 , 26/05/2025

Sáng ngày 26/5, Uỷ ban nhân dân huyện Hà Trung tổ chức hội nghị biểu dương, khen thưởng 179 tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, năm học 2024 - 2025.

Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng từ ngày 16/7

Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng từ ngày 16/7

09:21 , 25/05/2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025. Theo đó, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển từ ngày 16/7.

Thanh Hóa: Tổng kết và trao giải Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54

Thanh Hóa: Tổng kết và trao giải Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54

20:26 , 24/05/2025

Sáng ngày 24/5, Ban Tổ chức Cuộc thi viết thư quốc tế UPU tỉnh Thanh Hóa đã tổng kết và trao giải Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Xúc cảm học sinh cuối cấp

Xúc cảm học sinh cuối cấp

18:26 , 24/05/2025

Năm học 2024 - 2025 chuẩn bị khép lại. Đây chính là khoảng thời gian các em học sinh cuối cấp phải nói lời tạm biệt với thầy cô, bạn bè và sẵn sàng bước vào thời điểm vượt cấp hay bước vào cổng trường Đại học. Những năm tháng đã qua… những kỷ niệm ngọt ngào… sẽ lưu đậm trong trái tim của các em học sinh cuối cấp cũng như các thầy, cô giáo từng dìu dắt các em.

Trao học bổng nâng bước em tới trường

Trao học bổng nâng bước em tới trường

14:05 , 24/05/2025

Chiều ngày 23/5, Ban Chỉ huy quân sự huyện Thạch Thành đã trao học bổng cho 15 em học sinh theo dự án “Cán bộ, chiến sỹ quân đội nâng bước em tới trường” năm 2025.

Đề xuất chi khoảng 31,4 nghìn tỷ đồng miễn, hỗ trợ học phí từ năm học 2025-2026

Đề xuất chi khoảng 31,4 nghìn tỷ đồng miễn, hỗ trợ học phí từ năm học 2025-2026

07:11 , 24/05/2025

Quốc hội vừa nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo Tờ trình của Chính phủ, tổng nhu cầu kinh phí ngân sách thực hiện miễn học phí và hỗ trợ học phí từ năm học 2025-2026 cho các đối tượng theo dự thảo Nghị quyết khoảng 31,4 nghìn tỷ đồng/năm học.

Nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhóm trẻ mầm non tư thục

Nâng cao chất lượng giáo dục tại các nhóm trẻ mầm non tư thục

08:58 , 23/05/2025

Theo quy định, nhiệm vụ chính của các nhóm trẻ mầm non tư thục là chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới phương pháp hoạt động, chú trọng hơn vào việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng và phát triển toàn diện cho trẻ.

19 phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025

19 phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025

08:30 , 23/05/2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quy định 19 phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025 kèm mã phương thức.

Thanh Hóa: Bổ sung hơn 14 tỷ đồng thực hiện chế độ cho giáo viên hợp đồng

Thanh Hóa: Bổ sung hơn 14 tỷ đồng thực hiện chế độ cho giáo viên hợp đồng

18:05 , 22/05/2025

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh vừa ký Quyết định phê duyệt bổ sung dự toán kinh phí hơn 14 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh năm 2025 để thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên hợp đồng trên địa bàn.

Giúp học sinh tự tin bước vào kỷ nguyên số

Giúp học sinh tự tin bước vào kỷ nguyên số

09:09 , 22/05/2025

Với chiến lược đào tạo: "tôn trọng cá tính – khai mở tiềm năng – quan tâm toàn diện từng học sinh", Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Thanh Hoá đang từng bước khẳng định dấu ấn thông qua chương trình học hiện đại, môi trường sáng tạo và chuỗi hoạt động trải nghiệm đa dạng. Từ đó giúp học sinh được trang bị kỹ năng cần thiết để có thể tự tin bước vào kỷ nguyên số.