Liên kết để đẩy mạnh xuất khẩu
Thời gian qua, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hình thành liên kết các vùng sản xuất quy mô lớn, tạo thế mạnh cho việc sản xuất, tiêu thụ nông sản chất lượng và hướng tới xuất khẩu. Cách làm này vừa mang lại giá trị kinh tế cao vừa đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.
Gia đình ông Lê Duy Mơ, xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành có 7,26 ha rừng trồng. Trước đây, do trồng rừng tự do, không chú ý đến chất lượng cây giống, kỹ thuật chăm sóc… nên năng suất thấp, giá thành cũng không ổn định, thường xuyên bị thương lái ép giá. Năm 2016, gia đình ông được tham gia vào chuỗi liên kết rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC, rừng của gia đình ông đã được quản lý chặt chẽ, được hợp tác xã quản lý rừng bền vững Thạch Thành hướng dẫn từ việc chọn cây giống đến việc tư vấn kỹ thuật chăm sóc nên năng suất, chất lượng gỗ được nâng cao.

Ông Lê Duy Mơ, Xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi gia đình tôi được triển khai trồng rừng FSC cảm thấy được nhiều hiệu quả, sau khai thác so với dự án khác cùng thời gian thì sản lượng gỗ và giá cả tăng từ 10-15%...".

Ông Đoàn Duy Phương, Chủ tịch UBND xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
Ông Đoàn Duy Phương, Chủ tịch UBND xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Thực hiện trồng rừng tiêu chuẩn chúng tôi thấy các hộ đã nhận thức bảo vệ môi trường, không phun thuốc cỏ cháy, khi tham gia dự án kinh tế cao hơn, từ đó việc truy xuất nguồn gốc của các doanh nghiệp đi các nước Châu Âu sẽ tốt hơn, qua đó góp phần phát triển kinh tế của địa phương Thạch Bình".
Là đơn vị thực hiện chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng cho người dân trên địa bàn huyện Thạch Thành, Công ty cổ phần Xuân Sơn đã xây dựng diện tích rừng tham gia chứng chỉ FSC của các hộ trồng cây keo tại 8 xã. Đồng thời, mở các lớp tập huấn về trồng, chăm sóc, khai thác rừng và mời các tổ chức quốc tế về đánh giá, cấp chứng chỉ FSC cho các hộ. Nhờ đó, đến nay toàn huyện Thạch Thành đã có hơn 2 nghìn hộ đang trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC với tổng diện tích hơn 3.200 nghìn ha. Thạch Thành cũng là huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh tổ chức liên kết trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu gỗ ra thế giới.


Ông Trịnh Thái Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Xuân Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Thái Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Xuân Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Công ty cũng cố gắng cùng bà con, vận động bà con trồng gỗ rừng để có nguyên liệu sản xuất, để đáp ứng các đơn hàng đã ký kết trước đó với các đơn vị. Mong rằng các cơ quan tuyên truyền cho bà con để doanh nghiệp mở rộng thêm diện tích rừng FSC để đơn hàng mở rộng hơn và xuất sang các thị trường khó tính".
Thay vì trồng các cây trồng truyền thống như lạc, vừng trước kia, hai năm gần đây, nhiều hộ dân xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa đã chuyển đổi sang trồng các loại cây hàng hóa như: khoai tây, cà rốt, đồng thời áp dụng hệ thống tưới phun sương tự động. Trong số hơn 40 ha cây trồng được chuyển đổi, có 25 ha doanh nghiệp đứng ra thuê đất của bà con nông dân để trực tiếp sản xuất, diện tích còn lại được liên kết với bà con theo hình thức doanh nghiệp cung ứng giống, chuyển giao kỹ thuật và thu mua tiêu thụ sản phẩm. Nhờ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong vụ Đông Xuân này, sản phẩm cà rốt của xã Hoằng Lưu đã được doanh nghiệp xuất khẩu đi một số nước như Nhật, Hàn Quốc, Malaysia.


Ông Vòng Ân Hiển, Công ty Xuất nhập khẩu Will, tỉnh Đồng Nai cho biết: "Năm nay là năm đầu triển khai cây cà rốt ở Hoằng Hóa doanh nghiệp được địa phương tạo điều kiện, định hướng sẽ mở rộng lên 60-70ha, điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp với cây cà rốt".
Điểm nổi bật của ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa thời gian qua là hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất. Chỉ tính riêng trong vụ xuân 2025, diện tích sản xuất tập trung gắn với liên kết liên kết bao tiêu sản phẩm đạt trên 35 nghìn ha. Điều này đã giúp nông sản của tỉnh từng bước vượt qua khủng hoảng khi thị trường các sản phẩm truyền thống có sự biến động về nhu cầu cũng như giá cả tăng, giảm thất thường, từ đó góp phần gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp.


Bà Đồng Thị Tuyết Anh, Giám đốc Công ty TNHH Tư Thành, tỉnh Thanh Hóa
Bà Đồng Thị Tuyết Anh, Giám đốc Công ty TNHH Tư Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Với công ty Tư Thành đã chọn được nghề quả dứa chế biến xuất khẩu, trong quá trình khảo sát tiềm năng của tỉnh, tìm kiếm khách hàng và đầu tư nhà máy đảm bảo điều kiện để hoạt động, mình luôn chú trọng đến chất lượng và đảm bảo tiến độ đơn hàng. Quan tâm chất lượng nguyên liệu ở các địa phương nơi mà đã liên tục cung cấp nguyên liệu nhiều năm qua cho công ty và hàng năm đầu tư máy móc hiện đại để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đáp ứng yêu cầu của thế giới".
Không chỉ dừng lại ở việc hình thành chuỗi liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân mà tỉnh Thanh Hóa còn khuyến khích thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp để tăng thêm nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu và xuất khẩu. Nhờ đó, giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong quý 1 đã đóng góp tích cực vào giá trị xuất khẩu 1,4 tỷ USD toàn tỉnh. Qua đó, góp phần cùng cả tỉnh thực hiện mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu 8 tỷ USD trong năm 2025.

Hiệu quả mô hình phát triển con nuôi đặc sản
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về các sản phẩm từ con nuôi đặc sản, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, nuôi con đặc sản. Qua đó, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Thanh Hóa tư vấn cho vay gần 71 tỷ đồng
Để hỗ trợ các hợp tác xã, thành viên hợp tác xã có nguồn lực, kinh phí đầu tư, nâng cấp và phát triển sản xuất, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa đã căn cứ vào nguyện vọng của các hợp tác xã và thành viên hợp tác xã để rà soát, kiểm tra điều kiện vay vốn của các đối tượng.

Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 13,0%; nhập khẩu tăng 18,6%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,79 tỷ USD.

Việt Nam thu hút hơn 13,8 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng, tăng gần 40%
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), tính đến ngày 30/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 30/4/2025, giải ngân vốn đầu tư công cả nước ước đạt gần 131 nghìn tỷ đồng, tương đương 14,1% tổng kế hoạch vốn năm 2025 và đạt 15,5% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định: kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Thị trường tài chính tiền tệ đảm bảo ổn định
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn song nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ổn định, các hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động hơn; các tổ chức quốc tế vẫn dự báo Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và khu vực.

4 tháng năm 2025, nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt gần 16 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 5,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2024.

4 tháng đầu năm, gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.