Liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Đam mê, kiên trì, sáng tạo… đó là những yếu tố làm nên thành công của chị Lê Thị Vân, thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa với nông nghiệp công nghệ cao. Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại - dịch vụ Nông nghiệp công nghệ cao Rich Farm của chị Vân đã liên kết sản xuất rau, quả công nghệ cao với các hộ dân trong tỉnh, hướng đến phát triển nông nghiệp hàng hóa, cho giá trị kinh tế cao.
Đây là năm thứ 2, gia đình ông Lê Đình Vong, thôn Thái Khang, xã Thái Hòa, huyện Thiệu Hóa liên kết với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại - dịch vụ Nông nghiệp công nghệ cao Rich Farm trồng dưa kim hoàng hậu công nghệ cao.

Theo đó, gia đình ông được công ty hỗ trợ làm nhà lưới, chuyển giao kỹ thuật, bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Với 1000m2 nhà lưới, trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu lãi 200 triệu đồng. Ngoài gia đình ông Vong, công ty đã liên kết sản xuất rau, quả công nghệ cao với gần 100 hộ dân trong tỉnh.
Ngay từ khi còn là sinh viên khoa Nông lâm, trường Đại học Hồng Đức, chị Lê Thị Vân đã ấp ủ niềm đam mê với nông nghiệp công nghệ cao. Sau khi ra trường, chị đã xin vào làm việc cho Tập đoàn Netafim- Israel tại Việt Nam chuyên về nông nghiệp công nghệ cao. Năm 2017 chị quyết định khởi nghiệp bằng việc xây dựng trang trại sản xuất dưa công nghệ cao hơn 5000 m2 tại quê hương mình.

Sau 2 năm sản xuất thành công, năm 2019 chị Vân đã thành lập Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Nông nghiệp Công nghệ cao Rich Farm chuyên về xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật, cung cấp thiết bị nông nghiệp công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Nhờ đi đúng hướng, các sản phẩm rau, quả công nghệ cao của công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Nông nghiệp Công nghệ cao Rich Farm tạo được uy tín với khách hàng, thị trường tiêu thụ mở rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước, mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Đây cũng là hướng đi bền vững, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực làm thay đổi tư duy sản xuất của nông dân.


Việt Nam lọt top 3 thị trường mỳ ăn liền lớn nhất toàn cầu
Thông tin từ tạp chí nổi tiếng Nhật Bản - Nikkei Asia cho biết, Việt Nam là một trong 3 thị trường tiêu thụ mỳ gói lớn nhất toàn cầu. Nguồn dữ liệu được cập nhật từ Hiệp hội mỳ ăn liền Thế giới, dựa trên số lượng mỳ gói tiệu thụ tại 56 nền kinh tế.

Lan tỏa phong trào phụ nữ Thanh Hóa khởi nghiệp, sáng tạo
Thực hiện "Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025", thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ nhiều mô hình khởi nghiệp hiệu quả. Nhờ khởi nghiệp, nhiều hội viên, phụ nữ đã trở thành chủ nhân của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, làm giàu cho gia đình, tạo việc làm cho lao động trên địa bàn.

Thiệu Hóa nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư
Những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã tập trung nhiều giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển tiểm năng, thế mạnh sẵn có, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nước ngoài tới đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng trở lại
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết, xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp sang thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU… đang có dấu hiệu tăng trưởng sau thời gian giảm.

Việt Nam thiệt hại 350 triệu USD vì vi phạm bản quyền
Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện đứng thứ 3 trong khu vực về tỷ lệ vi phạm bản quyền, với 15,5 triệu người thường xuyên truy cập vào các website lậu. 80% vi phạm bản quyền diễn ra trên các nền tảng số. Các nội dung bị vi phạm nhiều nhất gồm: chương trình truyền hình, phim, nhạc, sách.

Nhiều gói tín dụng ưu đãi cho khu vực sản xuất kinh doanh
Thời gian qua, khu vực sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp hạn chế, khiến tăng trưởng tín dụng ở mức thấp. Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhiều gói tín dụng quy mô lớn, với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh phục hồi và phát triển trong những tháng cuối năm.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện cả nước có khoảng 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Không chỉ phát triển về số lượng, mà các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này còn cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất trong nước và toàn cầu.

Lùi đóng phí công đoàn đối với doanh nghiệp khó khăn
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có Quyết định đồng ý việc lùi đóng phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.

Ngành thuế đẩy mạnh thanh, kiểm tra lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro
Những tháng cuối năm 2023, cơ quan thuế tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế của người nộp thuế ở các lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là những doanh nghiệp được miễn giảm, gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất.

Thách thức thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam
Mặc dù số liệu về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khá tích cực, song các chuyên gia tại trung tâm nghiên cứu kinh tế của ngân hàng MSB vẫn chỉ ra nhiều thách thức có thể tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI vào Việt Nam năm nay và năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.