Linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong dạy học môn giáo dục địa phương
Trong chương trình thời sự trước, chúng tôi đã phản ánh về những khó khăn của các nhà trường tại tỉnh Thanh Hoá trong triển khai dạy học môn giáo dục địa phương theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Do là môn học bắt buộc nên các nhà trường đang phải nỗ lực, sáng tạo và linh hoạt để tháo gỡ khó khăn, tìm cách giảng dạy phù hợp, hiệu quả nhất.
Để dạy học môn giáo dục địa phương, các cô giáo trường Tiểu học Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá đã tìm tòi, nghiên cứu các nội dung phù hợp để có thể lồng ghép vào các tiết dạy trải nghiệm. Nhà truyền thống Hàm Rồng, nằm ngay bên cạnh trường, được các cô ưu tiên lựa chọn với mong muốn cung cấp cho học sinh kiến thức về nền văn hoá Đông Sơn, về cuộc chiến tranh chống giặc Mỹ bảo vệ cầu Hàm Rồng anh hùng… ; truyền đến cho các em tình yêu quê hương, vùng đất nơi mình sinh sống.

Cô giáo Lê Thị Thuỷ, Trường Tiểu học Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Cô giáo Lê Thị Thuỷ, Trường Tiểu học Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Đến đây các con được tìm hiểu kiến thức lịch sử văn hoá địa phương, rất đầy đủ, các hiện vật tranh ảnh, và có những mô hình để các con tìm hiểu".
Ông Lê Xuân Giang, Cựu chiến binh phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Hàm Rồng là vùng đất vừa có lịch sử, có nền văn hoá, lại có chiến công hiển hách bảo vệ cầu Hàm Rồng. Phòng truyền thống là nơi hội tụ tất cả yếu tố đó. Làm sao để các cháu biết được mình sinh ra ở mảnh đất như thế nào".

Đối với bậc tiểu học, nội dung giáo dục địa phương được tích hợp với hoạt động trải nghiệm. Đối với bậc THCS, THPT, nội dung này được triển khai mỗi lớp 1 tiết 1 tuần, với tổng 35 tiết mỗi lớp trong 1 năm học.
Hiện nay, tỉnh Thanh Hoá mới có cuốn tài liệu giáo dục địa phương chính thức cho khối lớp 1,2 và 6. Do là môn học bắt buộc, nên các nhà trường đã phải xoay sở, tìm cách ứng phó. Nhiều trường đã linh hoạt và sáng tạo tìm các giải pháp để dạy học với tinh thần khó đâu gỡ đó.

Cô giáo Lê Phương Thảo, Trường THPT Trường Thi, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Để cho bài học được sinh động hấp dẫn, tôi cho học sinh thông qua các hình ảnh minh hoạ, video có liên quan đến chương trình nội dung bài học".

Thầy giáo Vũ Quang, Hiệu trưởng Trường THCS Thiệu Dương, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Thầy giáo Vũ Quang, Hiệu trưởng Trường THCS Thiệu Dương, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Các thầy cô là những người trước mắt, trong thời điểm hiện tại là những người hoàn toàn chủ động trong việc cập nhật kiến thức, tiếp cận chương trình, tham khảo, tìm kiếm nguồn học liệu một cách chính xác phù hợp nhất, dưới sự hướng dẫn của chuyên môn nhà trường. Trong 3 năm học gần đây cũng đã đem lại hiệu quả".
Nội dung giáo dục địa phương được tổ chức theo hướng mở, mục tiêu cuối cùng là cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội của địa phương, phát huy năng lực, tư duy hiểu biết, giáo dục học sinh lòng yêu nước, thể hiện ước mơ hoài bão. Với tầm quan trọng đó, ngoài sự linh hoạt, sáng tạo của mỗi giáo viên, thì mong mỏi lớn nhất hiện nay của các nhà trường là được bổ sung thêm giáo viên chuyên trách và sớm có tài liệu chính thức để việc dạy học đảm bảo kế hoạch và chất lượng.

Sự học nơi bản nghèo
Mường Lát là huyện nghèo nhất của tỉnh Thanh Hóa và thuộc nhóm nghèo nhất cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm hơn 50%. Nhiều em nhỏ nơi đây, dù rất khao khát cái chữ, nhưng vẫn có thể bị nghỉ học bất cứ lúc nào. Với mong muốn chung tay nối dài sự học của các em nhỏ nơi đây, nhiều tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ để các em được tiếp tục tới lớp. Dẫu hành trình này vẫn còn dài với lắm gian truân, nhưng trước mắt, các em vẫn được tới lớp, nuôi những ước mơ về một ngày mai xây dựng quê hương thoát nghèo.

Xung quanh dự thảo trao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho nhà trường
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong các các cơ sở giáo dục phổ thông. Điểm mới của dự thảo chính là chuyển Hội đồng lựa chọn sách từ các UBND tỉnh, thành phố về các cơ sở giáo dục phổ thông và quyền lựa chọn, quyết định sách giáo khoa hoàn toàn phụ thuộc vào các giáo viên. Điều này đang nhận được sự quan tâm của các giáo viên và nhà trường.

Từ 2025, thi tốt nghiệp THPT chỉ còn 4 môn, không bắt buộc thi Ngoại ngữ
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.

Tăng cường học ngoại khóa cho học sinh, sinh viên qua các tiết học tại Bảo tàng
Nhằm giáo dục lòng yêu nước và tăng cường vốn kiến thức về văn hóa, lịch sử cho các em học sinh, sinh viên, những năm qua, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các nhà trường tăng cường các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, sinh viên qua các tiết học tại Bảo tàng.

Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Thanh Hóa tọa đàm, gặp mặt các lưu học sinh Lào
Nhân dịp 48 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975-2/12/2023), chiều ngày 28/11, Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tọa đàm, gặp mặt và giao lưu với đại diện các sinh viên Lào đang học tập tại trường: Đại học Hồng Đức, Đại học Văn hóa - Thể thao&Du lịch và Cao đẳng y tế Thanh Hóa. Đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Lào tỉnh Thanh Hóa dự.

Phát triển giáo dục ngoài công lập khu vực nông thôn
Cùng với việc chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục công lập, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập ở các cấp học. Do đó, hệ thống giáo dục ngoài công lập đã và đang phát triển mạnh ở một số huyện trên địa bàn tỉnh, góp phần đa dạng hóa loại hình đào tạo khu vực nông thôn.

Bàn giao hạng mục lớp học mẫu giáo điểm trường mầm non thôn Mý, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước
Sáng 24/11, Công đoàn cơ sở Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức lễ khánh thành, bàn giao hạng mục lớp học mẫu giáo điểm Trường mầm non thôn Mý, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước.

Hành trình 10 năm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực, tạo được chuyển biến tích cực, rõ nét trên nhiều phương diện, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao, tiếp tục bồi đắp thêm truyền thống hiếu học và học giỏi của xứ Thanh.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
Nhân kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023), chiều 20/11, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đã đến chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức Sở Giáo dục và Đào tạo. Cùng tham gia có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thuỷ, Uỷ viên ban Thường vụ, trưởng ban Dân Vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh; Mai Xuân Liêm, Uỷ viên ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh.

20/11 ở vùng cao
Hoà cùng không khí hân hoan của Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, những ngày này, các giáo viên vùng cao cũng đón ngày lễ của mình theo một cách rất riêng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.