Lớp học xoá mù chữ ở Tà Cóm
Ở các khu vực biên giới, bên cạnh những người thầy, người cô làm nghề giáo, thì những chiến sỹ biên phòng cũng chung tay vào sự nghiệp gieo chữ, trồng người. Những đóng góp trong sự nghiệp giáo dục của người lính mang quân hàm xanh mang ý nghĩa quan trọng, góp phần xoá tái mù chữ ở khu vực núi cao, bản xa.
L
7h tối, bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá lại lập loè những ánh đèn của bà con kéo nhau đi học…

Một lớp học đặc biệt. Khi học viên hầu hết là các chị, các mẹ… Và thầy giáo đứng lớp là một người không chuyên… Thế nhưng, tất cả vẫn say sưa với những bài học…

Chị Phàn Thị Dính năm nay 36 tuổi nhưng lại không hề biết chữ. Khi biết Đồn Biên phòng Trung Lý mở ra lớp học xoá mù chữ, chị là người xung phong đăng ký học đầu tiên. Bởi với chị, cái chữ sẽ thay đổi cuộc đời mình.

Chị Phàn Thị Dính, Bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá
Chị Phàn Thị Dính, Bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, chia sẻ: "Ban ngày thì mình đi làm nương làm rẫy. Tối đến sẽ lên lớp đi học chữ. Mình muốn học chữ để sau này nếu có điều kiện sẽ đi bán hàng. Có biết đọc, biết viết thì mới bán hàng được".
Học viên truyền tai nhau về lớp học xoá tái mù chữ do Đồn Biên phòng Trung Lý mở ra. Với người dân bản nghèo này, đây là một lớp học ý nghĩa và tràn ngập tiếng cười. Chỉ thế thôi là đủ thu hút đồng bào kéo nhau đi học. Sĩ số lớp ban đầu từ hơn chục người người, đến nay gần 30 người.

Chị Giàng Thị Vang, cho biết: "Mình không biết chữ, nên mình rất muốn biết chữ. Thấy họ nói đi học sẽ biết đọc, biết viết, nên mình đăng ký. Giờ thì mình đã biết những chữ cơ bản rồi, mình rất vui. Có chị em chồng không cho đi học, các chị em trong bản rủ mãi rồi cũng đi học".


Thiếu tá Hơ Văn Di, Đồn Biên phòng Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá
Thiếu tá Hơ Văn Di, Đồn Biên phòng Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Lớp học bắt đầu từ 10/4/2024. Lớp học có 25 học sinh. Lớp học này dạy cho chị em phụ nữ biết viết, biết đọc, ngoài ra còn tuyên truyền cho bà con Nhân dân về ma tuý và pháp luật khác của nhà nước".
Những lớp xóa mù chữ như thế này chính là cơ hội để người dân vùng cao được tiếp cận với tri thức, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hành trình chinh phục con chữ chắc chắn còn nhiều khó khăn, nhưng với khát khao và sự kiên trì, các học viên của những lớp học đặc biệt này sẽ đọc thông, viết thạo, từng bước thay đổi cuộc sống của chính mình.


Chạm tới ước mơ
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại Thanh Hóa khép lại với nhiều cảm xúc. Có những học sinh là thủ khoa của ngôi trường THPT mà mình ước mơ. Từ đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng chục trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hoặc gặp phải các rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành
Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025
Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh
Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.